Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

TƯ LIỆU KHÓA IV - HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI SÀI GÒN



TƯ LIỆU KHÓA IV - HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI SÀI GÒN
Sep 14, 2012 9:36 AMPublicPageviews 14 0


TƯ LIỆU KHÓA IV - HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI SÀI GÒN














HỌC VIỆN VÀ QUÝ GIÁO SƯ
 
Hòa thượng Viện trưởng. Thích Minh Châu


HỘI ĐỒNG ĐIỀU HÀNH HỌC VIỆN:
HT. Thích Minh Châu                                 :  Viện trưởng
TT. Thích Chơn Thiện                                 :  Phó Viện trưởng
TT. Thích Giác Toàn                                   :  Phó Viện trưởng
Cs. Tống Hồ Cầm                                       :  Phó Viện trưởng
Cs. Trần Tuấn Mẫn                                     :  Tổng Thư ký
VĂN PHÒNG HỌC VIỆN
TT. Thích Đạt Đạo                                      :  Chánh văn phòng
ĐĐ. Thích Phước Đạt                                 :  Phó văn phòng
SC. Thích Nữ Huệ Hạnh                            :  Thủ qũy
SC.Thích Nữ Như Tâm                               :  Nhân viên
Đh. Nguyễn Thị Ngọc Thủy:  Nhân viên
Đh. Trần Kim Lệ                                         :  Nhân viên
Đh. Trần Thị Thu Trang                              :  Nhân viên
Đh. Nguyễn Văn Thiện                               :  Nhân viên
-----------

BAN GIẢNG HUẤN
HT. Thích Minh Châu
HT. Thích Thanh Kiểm
HT. Thích Trí Quảng
TT. Thích Trí Siêu
TT. Thích Phước Sơn
TT. Thích Chơn Thiện
TT. Thích Thiện Nhơn
TT. Thích Giác Toàn
TT. Thích Thiện Trí
TT. Thích Như Minh
ĐĐ. Tăng Định
ĐĐ. Thích Tâm Đức
Ni sư Thích Nữ Như Đức
SC. Thích Nữ Tịnh Vân
Gs. Phan Lạc Tuyên
Gs. Nguyễn Khuê
Gs. Nguyễn Khắc Thuần
Gs. Hoàng Thiệu Khang
Gs. Tạ Văn Thành
Gs. Nguyễn Văn Nghệ
Gs. Lâm Hữu Tài
Gs. Trần Tuấn Lộ
Gs. Trần Tuấn Mẫn
Gs. Trần Phương Lan
Gs. Lê Hải Thanh
Gs. Hoàng Như Mai
Gs. Châu Văn Thuận
Gs. Lê Văn In
Gs. Trương Quang Dũng
Gs. Hà Thúc Hoan
Gs. Minh Chi
Gs. Mai Trần Ngọc Tiếng.


  
Ban cố vấn
Đh. Tâm Hùng - Đh. Nguyên Lạc - Đh. Nguyên Hạnh
Trưởng ban
Đh. Phạm Thị Kim Anh-PD Nguyên Đào
Phó Ban thường trực
Đh. Nguyên Phúc
Phó ban
Đh. Viên Ngọc - Đh. Huệ Minh - Đh. Nguyên Thảo
Thư ký
Đh. Lệ Quyên (Giác Thạnh)
Ủy viên tài chánh
Đh. Nguyên Duyên
Ủy viên
Đh. Tâm Nghĩa - Đh. Tâm Thông

Thành Viên

1. Bà An
2. Cô An
3. Nguyễn Thị Vân Anh
4. Bà Lê Thị Ba
5. Nguyễn Thị Bé
6. Phùng Bình
7. Trần Thị Thanh Bình
8. Diệu Bửu
9. Trần Thị Cách
10. Ông Bà Tâm Nhơn-Tâm Cát
11. Nguyễn Thị Minh Châu
12. Trần Minh Châu
13. Vũ Văn Châu
14. Vũ Thị Kim Chi
15. Bác sĩ Chính
16. Cậu Hoàng Hải Chung
17. Võ Thị Chùy (Nguyên Tuyền)
18. Phù Ái Cúc
19. Nguyên Diệu
20. Đặng Thị Dư
21. Dung
22. Bà Dung
23. Bùi Thị Kim Dung
24. Cô Dung
25. Kim Dung
26. Nguyễn Kim Dung
27. Tú Dung
28. Vũ Thị Dung
29. Hoàng Mai Dũng
30. Nguyễn Trí Dũng
31. Diệu Hậu
32. Bà Hằng
33. Bà Việt Hằng
34. BS Hiếu Hạnh
35. Diệu Hạnh
36. Tịnh Hạnh
37. Ngô Tuấn Hà
38. Hòa Thượng Giác Hải
39. Bạn bà Đông Hải
40. Nguyễn Thị Hải
41. Bà Hải
42. Cô Hào
43. Diệu Hiền
44. Nguyễn Thục Hiền
45. Ngọc Hiếu
46. Diệu Hoa
47. Bà Hoa
48. Bà Diệu Hoa
49. Giác Hội
50. Ngô Thị Hồng
51. Phùng Thị Thúy Hồng
52. Trần Thị Hồng
53. Trịnh Diệu Hồng
54. Đinh Thúy Hoàn
55. Nguyễn Thị Hương
56. Tịnh Tâm Hương
57. Trần Thị Hường
58. Dương Thị Huệ
59. Kiều Ngọc Huệ
60. Nguyễn Huệ
61. Quảng Huệ
62. Trương Thị Huệ
63. Võ Thị Huệ
64. Phạm Kim Khang
65. Trịnh Tú Khuyên
66. Hoàng Thị Kim
67. Vòng Lý Kúi
68. Vũ Văn Lân
69. Nguyễn Lập
70. Bà Hồng Lan
71. Bà Kim Lan
72. Nguyễn Thị Lan
73. Từ Thị Như Lan
74. Võ Thị Phương Lan
75. Nguyễn Thị Lệ
76. Nguyễn Thị Lễ
77. Trương Thị Liên
78. Bạch Kim Liên
79. Cụ Lý Kim Liên
80. Diệu Liên
81. Lý Kim Liên
82. Nguyễn Thị Kim Liên
83. Trần Thị Liên
84. Ni sư Chí Liên
85. Nguyên Liễu
86. Ngô Lộc
87. Bà Loan
88. Trần Thị Kim Loan
89. Quang Vạn Lực
90. Phan Khắc Lợi
91. Phạm Thị Lý
92. Hoàng Thị Mai
93. Lê Thị Tuyết Mai
94. Nguyễn Thị Hoàng Mai
95. Nguyễn Thị Mai
96. Vũ Thị Mai
97. Hà Văn Mạnh
98. Phạm Như Mã
99. Phạm Thị Miến
100. Phan Thị Miễng
101. Vũ Văn Minh
102. Phạm Thị Mùi
103. Diệu Mỹ
104. Nguyên Mỹ
105. Trần Thị Mỹ
106. Ông Năm
107. Bà Hạnh Đằng
108. Bà Phượng Đăng
109. Cô Liên Đăng
110. Phượng Đăng
111. Phạm Thị Đào
112. Trần Thị Bích Đào
113. Diệu Nga
114. Dương Thị Nga
115. Hồ Thị Nga
116. Lương Thúy Nga
117. Đặng Nguyệt Nga
118. Trần Thị Nga
119. Vũ Kim Nga
120. Nguyễn Thị Nghĩa
121. Diệu Ngộ
122. Bà Thuần Ngọc
123. Duyên Ngọc
124. Liên Ngọc
125. Phát Ngọc
126. Tâm Ngọc
127. Quang Ngọc
128. Thái Phương Ngọc
129. Tiểu Phượng Ngọc
130. Vân Ngọc
131. Viên Ngọc
132. Diệu Ngọc
133. Nguyễn Thị Ngọc
134. Huệ Ngọc A
135. Huệ Ngọc B
136. Trần Thị Nguyên
137. Đặng Thị Nguyệt
138. Tịnh Nguyệt
139. Trần Thị Nguyệt
140. Trần Thị Thu Nguyệt
141. Vũ Thị Nhật
142. Diệu Nhàn
143. Minh Nhựt
144. Vũ Thị Nhựt (Bà Thuyên)
145. Nguyên Nhuận
146. Nhóm Cô Hương Nhung
149. Bà Nhung
150. Đinh Thị Nữ
151. Diệu Đồng
152. BS. Oanh
153. Nguyễn Hoàng oanh
154. Nguyễn Thị Oanh
155. Vũ Thị Kim Oanh
156. Ngô Tú Phân
157. Cụ Phả
158. Lương Kim Phi
159. Khánh Thị Phượng
160. Nguyên Phước
161. Thiên Phước
162. Bà Phó
163. Phúc
164. Tâm Linh, Bs Quang (Úc)
165. Nhóm Bà Diệu Quang
166. Phạm Hồng Quang
167. Diệu Quế
168. Dương Diệu Quyên
169. Vũ Thị Quý
170. Nguyễn Thị Ngọc Sương
171. Trần Thị Sửu
172. Diệu Tâm
173. Hải Tâm
174. Hoa Tâm
175. Nguyễn Thị Minh Tâm
176. Lê Thị Tỉnh
177. Hoàng Thị Thân (Diệu Thiện)
178. Diệu Thắng
179. Nguyễn Thị Thanh
180. Bà Thanh
181. Nguyễn Thị Thanh B
182. Bà Thành
183. Diệu Thành
184. Ngọc Thành
185. Phan Thị Thành A
186. Bà Thành A
187. Bà Thành B
188. Thảo
189. Nguyên Thảo
190. Vũ Văn Thi
191. Nguyễn Thị Kim Thoa
192. Tâm Thông
193. Bạch Thị An Thọ
194. Diệu Thọ
195. Bà Thịnh
196. Thu
197. Bà Minh Thu
198. Bà Thu
199. Bà Thuần
200. Dương Thị Thuật
201. Cô Thúy
202. Lê Đăng Thy
203. Trần Thị Tiềm
204. Diệu Tiến
205. Gs. Mai Trần Ngọc Tiếng
206. Nguyên Tín
207. Bà Tư
208. Bà Tô
209. Nhóm Bà Tửu (Mỹ)
210. Trần Thị Tửu
211. Diệu Trí
212. Tịnh Trí
213. Phan Văn Trường
214. Bà Trưởng
215. Chiêu Tú Trúc
216. Diệu Tú
217. Đào Kim Tuấn
218. Tịnh Tú
219. Nguyễn Ánh Tuyết
220. Nguyễn Thị Thy
221. BS. Đại Phi Vân
222. Chúc Vân
223. Cô Vân
224. Em Cô Vân
225. Ngô Thúy Vân
226. Nguyễn Thị Mai Vân
227. Nguyễn Thị Thanh Vân
228. Tịnh Vân
229. Tịnh Viên
230. Phạm Thị Vinh
231. Trần Hiển Vinh
223. Trần Thị Vượng
232. Lê Thị Vinh
234. Hòa Nguyên Vũ
225. Trần Thị Xa
236. Bà Nguyễn Thị Xinh
237. Diệu Xuân
238. Bảo Yến
239. Nguyễn Thị Yến
240. Trần Thị Yến
241. Vũ Thị Yến
242. Phạm Thị Bé (Diệu Hậu)
243. Phạm Thị Bé (Diệu Thơ)
244. Bà Minh Châu
245. Dương Thị Huy Cơ
246. Nguyễn Thị Thu Cúc
247. Đào Thường Dung
248. Phạm Thị Ngọc Dung
249. Lưu Văn Em
250. Trần Thị Em
251. Vũ Thị Hậu
252. Lê Lệ Hằng
253. Tạ Thị Hằng
254. Phạm Văn Hai
255. Cô An Hạnh
256. Lê Thị Hiền
257. Nguyễn Thị Hoa
258. Cao Thị Hồng
259. Ngô Thị Hồng
260. Lê Công Hòa
261. Trần Thị Dung Hòa
262. Dương Đại Hưng
263. Nguyễn Thị Xuân Hương
264. Nguyễn Thị Huệ
265. Cô Phương Lan
266. Nguyễn Thị Lành
267. Nguyễn Thị Kim Liên
268. Lê Thị Liển
269. Viên Lợi
270. Phan Thị Huỳnh Mai
271. Nguyễn Thị Mai
272. Chương Mùi
273. Đặng Thị Năm
274. Phùng Trung Nghĩa
275. Nguyễn Thị Ngọc
276. Phạm Thị Ngọc
277. Lại Thị Thành Nguyên
278. Nguyễn Ánh Nguyệt
279. Vũ Thị Nguyệt
280. Bùi Thị Nhã
281. Hà Thị Nhã
282. Đỗ Thị Nhung
283. Cô Từ Đồng
284. Nguyễn Thị Phong
285. Nguyễn Thị Phương
286. Nguyễn Thị Phúc
287. Trương Thị Ngọc Sang
288. Bà Thanh
289. Nguyễn Thị Thanh
290. Bùi Văn Thành
291. Nguyễn Thị Thìn
292. Nguyễn Thị Thọ
293. Nguyễn Thị Minh Thu
294. Đỗ Mộng Thu
295. Nguyễn Thị Phương Thùy
296. Nguyễn Thị Tiện
297. Cô An Tín
298. Võ Thị Tính
299. Bà Đặng Thị Tứ
300. Đỗ Thị Tôn
301. Nguyễn Võ Toàn
302. Bà Trần Thị Tuyết
303. Diệu Tuyết
304. Dương Thị Uyên
305. Cô Từ Uyển
306. Nguyễn Thị Hồng Vân
307. Trần Thị Vi
308. Trần Hoài Việt
309. Trương Thị Vinh
310. Võ Thị Xí
311. Nguyễn Thị Xuân
312. Diệu Kim
313. Bs Trịnh Văn Chính
314. Mai Thanh Tuyền
315. Phước Tài
316. Quảng Tráng
317. Đạo Quang
318. Nguyễn Huệ
319. Diệu Thiện
320. Chúc Thanh
321. Chúc Thuận
322. Diệu Hiếu
323. Diệu Hiệp
324. Công Minh Thông
325. Lê Thị Tuyết Mai
326. Ông bà Minh Châu
327. Cụ Đức Hương
328. Cụ Diệu Đức
329. Từ Ngọc
330. Cô Diệu Liên
331. Diệu Thảo
332. Thầy Tâm Thành
333. Cụ Đức Nguyên
334. Cụ Chí Hiền
335. Cụ Diệu Quang Huệ
336. Bà Tâm Minh
337. Cụ Diệu Hạnh
338. Cụ Diệu Tiến
339. Lê Quy Khai Nguyên
340. Cụ Nguyên Đức
341. Cụ Tâm Khương
342. Bà Nguyệt Huỳnh Kim
343. Cụ Diệu Lặc
344. Cụ Diệu Thẩm
345. Cụ Diệu Chính
346. Diệu Nhẫn
347. Tâm Hiếu
348. Bà Chúc Đức
349. Cụ Nguyễn Đức
350. Cụ Diệu Hoa
351. Cụ Diệu Minh
352. Đức Hương
353. Kim Nhàn
354. Diệu Phước
355. Diệu Hạnh
356. Diệu Minh
357. Diệu Quang
358. Diệu Thục
359. Diệu Thanh
360. Cụ Diệu Thảo
361. HT. Nguyên Trí Đạo
362. Cụ Quang Hương
363. Cụ Diệu Trường
364. Cụ Diệu Thâu
365. Diệu Nguyên
366. Cụ Thanh Luân
367. Cụ Diệu Tịnh
368. Cụ Trường Ngọc
370. Cụ Diệu Hạnh
371. Cụ Tâm Phát
372. Nguyễn Thị Hai
373. Lê Thị Vân Anh
374. Lê Thị Kim Thanh
375. Lê Thị Kim Ngân
376. Bùi Thị Thiên Nhung.
TIỂU SỬ
TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH MINH CHÂU
(1918 - 2012)
- Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam
- Nguyên Đại biểu Quốc hội khóa VII, VIII, IX và X
- Huân chương Hồ Chí Minh
- Huân chương Độc lập hạng nhì
- Huân chương Đại Đoàn kết
- Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN
- Nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN
- Nguyên Tổng vụ trưởng Tổng vụ Giáo dục GHPGVN TN
- Nguyên Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh
- Nguyên Viện trưởng sáng lập Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam – Chủ tịch Hội đồng phiên dịch Đại Tạng kinh Việt Nam
- Nguyên Hiệu trưởng Trường Cao cấp Phật học Việt Nam, Cơ sở I, chùa Quán sứ, Hà Nội
- Nguyên Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. HCM
- Trú trì Tổ Đình Tường Vân, thành phố Huế, Viện chủ Thiền viện Vạn Hạnh, Tp. Hồ Chí Minh.

A. Thân thế
Hòa thượng Họ Đinh, húy Văn Nam là đệ tử của Cố Đại lão Hòa thượng Thích Tịnh Khiết Đệ nhất Tăng Thống GHPGVNTN, pháp danh Tâm Trí, pháp hiệu Viên Dung, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1918 (Mậu Ngọ) tại làng Kim Thành (Quảng Nam); Nguyên quán làng Kim Khê, Xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
Thân phụ là cụ ông Đinh Văn Chấp và thân mẫu là cụ bà Lê Thị Đạt. Gia đình Hòa thượng có 11 người anh em, Hòa thượng là con trai thứ tư trong gia đình. Vốn sinh trưởng trong gia đình vọng tộc Nho gia, thân sinh của Hòa thượng đỗ tiến sĩ Hoàng Giáp năm 21 tuổi (khoa Quý Sửu 1913, niên hiệu Duy Tân thứ 7), nhờ ảnh hưởng sâu đậm nền giáo dục của cụ ông từ bé. Vì vậy, Hòa thượng rất cần mẫn đèn sách, chăm chỉ học hành, trí tuệ phát triển sớm.
Năm 1939, Hòa thượng đỗ bằng Cao đẳng Tiểu học Đông Dương; năm 1940 Hòa thượng đỗ Tú tài Toàn phần tại trường Khải Định - Huế (nay là trường Quốc Học); và cùng thời gian này, Ngài được bổ làm Thư ký tòa Khâm sứ, tỉnh Thừa Thiên. Sau một năm làm việc tại đây, Hòa thượng thấy nhiều bất công trong khâu xét xử, người dân bị xử ép oan sai nên đã xin thôi việc.
B. Thời kỳ tìm hiểu giáo lý đạo Phật và xuất gia học Đạo
  • Tìm hiểu giáo lý đạo Phật:
Năm 1932, Hội An Nam Phật học ra đời, phong trào chấn hưng Phật giáo miền Trung nở rộ. Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám là nhà trí thức yêu nước cũng là một Phật tử được bầu làm Hội trưởng kiêm Chủ bút tạp chí Viên Âm. Phong trào học Phật do Bác sĩ tổ chức có nhiều trí thức yêu nước tham gia như: Ngô Điền, Phạm Hữu Bình, Võ Đình Cường…
Hòa thượng cùng em là Đinh Văn Vinh đến với phong trào học Phật từ năm 1936 do Bác sĩ Lê Đình Thám giảng và đảm nhiệm chức Chánh Thư ký của Hội. Kể từ đó, Hòa thượng gắn liền với Hội và là hạt nhân nòng cốt phát động phong trào yêu nước chống Pháp và phát động thanh niên tham gia học Phật. Hòa thượng là người đi đầu trong các phong trào này.
Lúc bấy giờ, trong tư cách là một Phật tử, bên cạnh cụ Hội trưởng Tâm Minh Lê Đình Thám, Hòa thượng đã hoạt động tích cực về nhiều mặt, giúp phát triển Phật sự của 17 Tỉnh hội Phật giáo miền Trung.
Trong phong trào Thanh niên nghiên cứu đạo Phật, Hòa thượng là một trong những người sáng lập Đoàn Phật học Đức dục và Gia đình Phật hóa phổ (tên cũ của Tổ chức Gia đình Phật tử Việt Nam sau này). Trong công cuộc chấn hưng Phật giáo từ Cố đô Huế đến các tỉnh Trung bộ, ngay từ buổi đầu Hòa thượng đã có nhiều cống hiến đáng kể như vận động một số Phật tử Hội viên của Hội quyên góp, bảo trợ cho Trường Phật học Báo Quốc, Tòng lâm Kim Sơn; lúc nạn đói dưới thời kỳ Nhật chiếm đóng, Ngài đã giúp sơ tán Học tăng vào Nam bộ và gởi gắm các nơi khác có điều kiện hơn…
  • Xuất gia tu học:
Trong thời gian làm việc ở Hội quán, Hòa thượng đã học hỏi và thâm hiểu giáo lý Đại thừa từ Bác sĩ Lê Đình Thám cùng Quý vị Tôn túc trong Sơn môn Thừa thiên Huế; Thời gian này, Ngài đã vào ở hẳn trong chùa Tường Vân và thực tập nếp sống Thiền môn như điệu chúng trong chùa. Cũng từ đó, Hòa thượng quyết chí xin xuất gia.
Năm 1946, Ngài đầu sư với Hòa thượng húy thượng Trừng hạ Thông, tự Chơn Thường hiệu Tịnh Khiết (Đức Đệ nhất Tăng thống GHPGVNTN) tại Tổ đình Tường Vân, thuộc làng Hạ I, xã Thủy Xuân, thành phố Huế và được Bổn sư ban cho pháp danh là Tâm Trí. Trải qua những tháng ngày hầu Thầy và chấp tác nặng nhọc tại Tổ đình cũng như việc Hội, Hòa thượng không bao giờ trể nãi. Người lúc ấy vừa là giảng sư, vừa là chú Điệu đang tập sự thực hành nếp sống Thiền môn. Công đức đã đầy đủ, năm 1949 (Kỷ Sửu) Hòa thượng được Bổn sư cho phép thọ Cụ túc giới tại giới đàn Hộ Quốc chùa Báo Quốc do chính Bổn sư làm Đàn đầu Hòa thượng. Trong Đại giới đàn này, Hòa thượng được Hội đồng Thập sư đặc cách cho thọ Tam Đàn cụ túc và Hòa thượng Bổn sư ban cho pháp tự Minh Châu, pháp hiệu Viên Dung. Sau khi đã nhập vào hàng Chúng trung tôn, Hòa thượng vẫn không ngừng sinh hoạt với Hội Phật học Trung phần, chuyên cần diễn giảng Phật pháp khắp các chùa Hội, hướng dẫn các thanh, thiếu niên của Gia đình Phật tử, đóng góp bài viết cho tạp chí Viên Âm, Từ Quang, Liên Hoa,… Chủ bút tạp chí Tư Tưởng Vạn Hạnh. Năm 1951, khi Hội thành lập trường Trung học Bồ Đề đầu tiên ở Huế thì Hòa thượng được mời giữ chức Hiệu trưởng.
Trong Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam ba miền được tổ chức tại chùa Từ Đàm năm 1951, Hòa thượng được cử là Đại biểu tham dự chính thức.
C. Xuất dương du học:
Trong quá trình nghiên cứu Kinh Luật Luận Hán tạng, Hòa thượng thấy cách phiên âm các từ ngữ Pali, Sanskrit mỗi người mỗi khác, khiến bản văn trở nên khó hiểu. Từ đó, Hòa thượng xin phép Bổn sư và Hội Phật học Trung phần cho phép mình xuất dương tu học tại Sri-Lanka và Ấn Độ về Kinh Luật Luận Pali và Sanskrit, nguyện sau này về nước tiếp tục phiên dịch kinh điển làm phong phú kho tàng Tam tạng nước nhà.
Năm 1952, được sự chấp thuận của Giáo hội và Hòa thượng Bổn sư, Hòa thượng xuất dương du học tại Sri-Lanka, học Pali và anh văn tại Colombo. Năm 1955, Hòa thượng được trường Đại học Tích lan tặng bằng Pháp sư (Saddammcariya). Sau đó, Hòa thượng sang Ấn Độ và theo học tại Nava Nalanda Mahavihara thuộc Đại học Bihar (Ấn Độ). Trong thời gian du học tại đây năm 1957 Hòa thượng đã gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân chuyến thăm Ấn Độ của Người.
Năm 1958, Hòa thượng liên tiếp đỗ các văn bằng cử nhân Pali và Anh văn, đặc biệt lại đỗ Thủ khoa M.A (Cao học) về Pali và Abhidhamma trên một số đông thí sinh Ấn Độ và nước ngoài đang theo học cùng khóa với Hòa thượng. Với luận án: “So sánh tập Pali Trung bộ kinh với tập Trung A hàm chữ Hán”, (The Chinaese Madhyama gama and The Pali Majjhima Nikaya), tháng 09 năm 1961, Hòa thượng là người Việt Nam đầu tiên đỗ Tiến sĩ Phật học, Văn học Pali tại Ấn Độ, đích thân Tổng thống Ấn Độ thời ấy đứng ra trao văn bằng Danh dự và khen ngợi không ngớt về luận văn này. Năm 1962-1963, Hòa thượng được Đại học Bihar (Ấn Độ) mời ở lại giảng dạy tại đây. Trước khi về nước, Hòa thượng đã viết nhiều tác phẩm bằng tiếng Anh như: “Huyền Trang nhà chiêm bái và học giả”; “So sánh tập Pali Milinda-Pađha với tập Na tiên Tỷ kheo chữ Hán”; “Pháp Hiển nhà chiêm bái khiêm tốn”. Năm 1964, Hòa thượng trở về nước tiếp tục trước tác và dịch thuật nhiều tác phẩm có giá trị cho hàng Xuất gia và tại gia tu học.
D. Thời kỳ về nước hành đạo:
I. Công tác hoằng pháp
Tháng Tư năm 1964 sau khi trở về nước, Hòa thượng đã đem khả năng của mình để ứng dụng vào Phật sự như phiên dịch kinh tạng, mở trường Đại học Vạn Hạnh v.v.. ngõ hầu báo đáp thâm ân Phật tổ. Vì thế, Hòa thượng đã tuần tự được mời giữ các chức vụ: Phó Viện trưởng Viện Cao đẳng Phật học Sài Gòn (1964-1965), Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Văn hóa và Giáo dục (GHPGVNTN 1965-1975).
Năm 1975-1976…, sau khi nước nhà đã thống nhất Hòa thượng đã bàn giao Viện Đại Học Vạn Hạnh cho Bộ Giáo dục quản lý. Sau đó, Hòa thượng trở về cơ sở II ở Phú Nhuận thành lập Phật học viện Vạn Hạnh, nơi đây Hòa thượng đã tập trung vào việc tiếp tục phiên dịch toàn bộ kinh tạng Pali sang Việt ngữ. Ngoài ra, Hòa thượng cũng dành nhiều thời giờ để nhiếp hóa đồ chúng và dạy Phật pháp cho tín đồ. Và cũng từ cơ sở này, lần đầu tiên sau ngày thống nhất đất nước, Hòa thượng mở lớp dạy Phật pháp cho Phật tử sau giờ tan sở và đề xuất với Thành hội pgi thành phố Hồ Chí Minh giảng pháp vào sáng chủ nhật hàng tuần cho Tăng Ni, Phật tử. Các buổi giảng đầu tiên là ở chùa Ấn Quang, Xá Lợi với các ngài Đôn Hậu, Thiện Châu… Hòa thượng cũng tham gia thuyết giảng. Từ đó, phong trào học Phật và nghe giảng pháp sáng chủ nhật hàng tuần được lan rộng.
  • Vận động thống nhất Phật giáo:
Năm 1979, Hòa thượng cùng Chư Tôn Hòa thượng Thích Trí Thủ, Hòa Thượng Thiện Hào, Hòa thượng Thiện Châu, Hòa thượng Từ Hạnh, Hòa thượng Hiển Pháp cùng với các cư sĩ Đỗ Trung Hiếu, Võ Đình Cường, Tống Hồ Cầm ở phía Nam cùng với Chư Tôn Hòa thượng, Thượng tọa ở phía Bắc thành lập Ban vận động thống nhất Phật giáo nước nhà. Chính Ban vận động này đã vận động cho sự thống nhất các hệ phái Phật giáo trong toàn quốc sau này. Đến năm 1981, GHPGVN được thành lập, Hòa thượng được mời giữ chức Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký GHPGVN liên tiếp ba nhiệm kỳ I, II và III (1981-1997).
  • Đại biểu Quốc hội:
Với uy tín của mình trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, nên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã giới thiệu Hòa thượng ra ứng cử Đại biểu Quốc hội tại đơn vị thành phố HCM. Từ tháng 5 năm 1981-2002, Hòa thượng là Đại biểu Quốc hội 4 khóa liền (VII đến X), và cũng trong thời gian này Hòa thượng được bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học Xã hội Tp. HCM.
Năm 1989, Hòa thượng kiến nghị với Giáo hội xin phép Nhà nước cho mở Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam. Khi Viện Nghiên cứu được thành lập, Hòa thượng được mời làm Viện trưởng. Hai năm sau, 1991 Hòa thượng thành lập Hội đồng Chỉ đạo phiên dịch và Ấn hành Đại tạng kinh Việt Nam do chính Ngài làm Chủ tịch. Từ đó, Đại tạng kinh Việt Nam ra đời.
Tháng 11 năm 1997, Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc Nhiệm kỳ IV (1997-2002), Đại hội đã suy tôn Hòa thượng vào Thành viên Hội đồng Chứng minh và suy cử chức vụ Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN liên tiếp hai nhiệm kỳ (1997-2007).
Tháng 12 năm 2007 Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc Nhiệm kỳ VI (2007-2012) toàn thể Đại hội đã suy tôn Hòa thượng lên ngôi vị Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN.
II. Công trình biên soạn và phiên dịch.
Mặc dù bận rộn nhiều công việc cho Giáo hội, cho Quốc hội, cho việc giảng dạy, nhưng trọng tâm chính vẫn là dịch kinh và giảng kinh. Từ khi về nước cho đến nay, tác phẩm của Ngài ngày càng phong phú. Sau đây là những tác phẩm còn để lại:
 Dịch kinh tạng Pali:
1. Trường Bộ kinh (2 tập)
2. Trung Bộ kinh (3 tập)
3. Tương Ưng bộ kinh (5 tập)
4. Tăng Chi bộ kinh (5 tập)
5. Tiểu bộ kinh: gồm các tập sau
a. Pháp cú (Kinh Lời vàng)
b. Kinh Phật tự thuyết
c. Kinh Phật thuyết như vầy
d. Kinh Tập
e. Trưởng lão Tăng kệ
g. Trưởng lão Ni kệ
h. Bổn sanh (2 tập)
 Dịch từ Abhidhamma:
Thắng pháp tập yếu luận (Abhidhamma Atthasangaha)
 Sách viết bằng tiếng Anh:
  1. Hsuan T'sang, The Pilgrim and Scholar (Huyền Trang nhà Chiêm bái và học giả - NS Trí Hải dịch ra Việt văn)
  2. Fa-Hsien, The Unassuming Pilgrim (Pháp Hiển nhà Chiêm bái khiêm tốn - NS Trí Hải dịch ra Việt văn)
  3. Milindapannha And Ngasenabhikhustra - A comparative study (Cư sĩ Nguyên Tâm - Trần Phương Lan dịch ra Việt văn)
  4. The Chinaese Madhyama gama and The Pli Majjhima Nikaya (A comparative study) - Luận án Tiến sĩ Phật học (NS Trí Hải dịch ra Việt văn)
  5. 5. Some Teachings Of Lord Buddha On Peace, Harmony And Humadignity
 Sách viết bằng tiếng Việt:
  1. Phật pháp (đồng tác giả)
  2. Đường về xứ Phật (đồng tác giả)
  3. Những ngày và những lời dạy cuối cùng của đức Phật
  4. Đại thừa và sự liên hệ với Tiểu thừa (dịch)
  5. Sách dạy Pli
  6. Dàn bài Kinh Trung bộ (chưa in)
  7. Toát yếu Kinh Trường bộ (chưa in)
  8. Toát yếu Kinh Trung bộ (chưa in)
  9. Chữ Hiếu trong đạo Phật (đồng tác giả)
  10. Hành thiền
  11. Lịch sử đức Phật Thích ca
  12. Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
  13. Chánh pháp và hạnh phúc
  14. Đạo đức Phật giáo và hạnh phúc con người (2002)
  15. Những mẫu chuyện đạo (2004)
  16. Đức Phật nhà đại giáo dục (2004)
  17. Đức Phật của chúng ta (2005)
  18. Mở từ mở ra, khổ đau khép lại (2006)
  19. Những gì đức Phật đã dạy (2007)
  20. Hiểu và hành Chánh pháp (2008)
  21. Chiến thắng ác ma (2009)


III. Công tác xây dựng cơ sở vật chất và giáo dục:
Ngay khi về nước năm 1964, Hòa thượng Trí Thủ, Hòa thượng Nhất Hạnh cùng Hòa thượng đã thừa lệnh Giáo hội, mượn chùa Pháp Hội mở trường Cao đẳng Phật học do Hòa thượng Trí Thủ làm Viện trưởng, Hòa thượng được Giáo hội cử giữ chức Phó Viện trưởng Điều hành.
Năm 1965, được sự cho phép của Bộ Giáo dục, Trường mở thêm Phân khoa Văn học và Khoa học Nhân văn (Văn khoa), Hòa thượng được cử giữ chức Khoa trưởng, sau đó mời Hòa thượng Thiên Ân đảm trách. Lúc này cũng phải tạm mượn chùa Xá Lợi làm nơi giảng dạy.
Cuối năm 1965 Giáo hội quyết định xin phép đổi tên Đại học, Hòa thượng được chỉ định giữ chức Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh kiêm Khoa trưởng Phân khoa Phật học. Cũng trong năm này, Đại học Vạn Hạnh được dời về và xây dựng cở sở mới tại số 222 Trương Minh Giảng (nay là Lê Văn Sĩ) và mở thêm các Phân khoa Khoa học Xã hội, Giáo dục. Hòa thượng là khoa trưởng các phân khoa này. Sau đó, Hòa thượng mời các Giáo sư Tôn Thất Thiện, Bùi Tường Huân làm Khoa trưởng và Tiến sĩ Thích Nguyên Hồng làm Khoa trưởng Phân khoa Giáo dục và Hòa thượng đã chỉ đạo mở thêm trung tâm ngoại ngữ trong khuôn viên Đại học Vạn Hạnh.
Năm 1972, Hội đồng Viện quyết định mua cơ sở ở đường Võ Di Nguy (nay là đường Nguyễn Kiệm) để mở thêm Phân khoa Khoa học ứng dụng. Hòa thượng về đây đảm nhiệm Khoa trưởng. Tại đây năm 1974, Hòa thượng chủ trì Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Viện Đại học Vạn Hạnh (1964-1974) với sự tham dự của Chư Tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Giáo sư trong Ban Giáo sư của Viện và hơn 10 ngàn sinh viên tham dự.
Cũng chính tại cơ sở này, năm 1984 Hòa thượng đã mở trường Cao cấp Phật học (nay là Học viện PGVN tại Tp. HCM) do Hòa thượng làm Hiệu trưởng, Ngài cũng làm Đàn đầu Hòa thượng truyền giới Cụ túc cho 60 Tăng Ni sinh Khóa I này.
Năm 1981, Giáo hội mở trường Cao cấp Phật học Việt Nam cở sở I tại chùa Quán Sứ, Hòa thượng được mời làm Hiệu trưởng (nay là Học viện PGVN tại Hà Nội).
Tại Học viện PGVN tại Tp. HCM, Hòa thượng đã lần lượt tổ chức tuyển sinh và đào tạo được 5 khóa Cử nhân Phật học. Các khóa Tăng Ni sinh này đã đáp ứng được nhân sự phục vụ Giáo hội.
Ngày 20-10-1997, Hòa thượng chủ trì Lễ khởi công xây dựng cơ sở mới Học viện PGVN tại Tp. HCM. Công trình được tiến hành gần 2 năm, đến ngày 23-04-1999 đã hoàn thành và Lễ Khánh thành được tổ chức.
IV. Nhiếp hóa đồ chúng:
Với nhiều Phật sự của Giáo hội, giáo dục Tăng Ni, phiên dịch kinh tạng và trước tác sách vở, nhưng Hòa thượng vẫn luôn nhớ về nguồn cội - nơi mình đã xuất gia học đạo. Vì thế, sau khi Hòa thượng Vĩnh Thừa kế vị đức Tăng thống, trú trì Tổ đình Tường Vân viên tịch, Hòa thượng được Giáo hội và toàn thể chư Tôn túc, Tăng Ni, môn phái Tổ đình Tường Vân suy tôn lên ngôi vị Trú trì Tổ đình năm 1984 dưới sự chứng minh của Chư tôn Trưởng lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu, Thích Mật Hiển, Thích Thiện Siêu… Trong cương vị Trú trì, Hòa thượng đã nhiếp hóa đồ chúng, tổ chức giới đàn Sa di Phương trượng cho Tăng chúng trong nội phái và chỉ đạo xây dựng, sửa sang một số công trình: khu Bảo tháp chư Tổ và Bổn sư…
Tại Thiền viện Vạn Hạnh năm 2001, Hòa thượng đã cho đại trùng tu ngôi Chánh điện, đến tháng 10 năm 2004 thì hoàn tất. Tháng 09 năm 2005, Ngài cho xây dựng mới ngôi Tăng xá và đến tháng 10 năm 2006 tổ chức Lễ khánh tạ.
V. Công tác đối ngoại:
Với kiến thức uyên thâm và khả năng ngoại điển xuất sắc, Hòa thượng còn được Giáo hội giao phó nhiều trọng trách trong công tác đối ngoại.
– Tháng 06-1965, Hòa thượng viếng thăm và thuyết giảng tại Đại học Kamazawa, Taisho-Nhật bản.
– Năm 1967, Hòa thượng tham dự Hội thảo Giáo dục tại Đại học Yale-Hoa Kỳ.
– Tháng 06-1968, Hòa thượng tham dự Đại hội giáo dục Liên Viện trưởng Thế giới tại Hàn Quốc. Cuối năm 1968 Hòa thượng đại diện cho các trường Đại học miền Nam Việt Nam tham dự Đại hội Giáo dục Quốc tế tại Mễ-tây-cơ.
Hòa thượng từng tham gia rất nhiều Hội nghị quốc tế, đặc biệt trong Đại hội Phật giáo Châu Á vì hòa bình (ABCP) lần thứ V 1982 tại Ulanbator (Mông Cổ) Hòa thượng đã được bầu giữ chức vụ Ủy viên Ban Chấp hành (1982-1985) của Hội và Phó Chủ tịch hội này.
– Tháng 06-1983 Hòa thượng tham dự Hội nghị Hòa bình Thế giới chống vũ khí hạt nhân tổ chức tại Praha, Tiệp Khắc.
– Tháng 05-1984 Hòa thượng làm trưởng đoàn tham dự Hội nghị Phật tử Châu Á vì hòa bình tại New Dehli Ấn Độ, trong Hội nghị này Ngài được tiếp kiến Tổng thống Ấn Độ Zuil Singh.
– Tháng 10-1984, Hòa thượng dẫn đầu phái đoàn GHPGVN tham dự Hội nghị Phật giáo thế giới với chủ đề “Đạo Phật và các nền văn hóa Dân tộc” tại New Dehli-Ấn Độ.
– Tháng 02-1985, Hòa thượng tham dự Hội nghị bàn tròn với chủ đề “Các mối nguy hiểm đối với sự sống thiêng liêng của chúng ta” tại Moscow (Nga).
– Tháng 11-1985, Hòa thượng tham dự Hội nghị ABCP lần thứ VI tại Hà Nội.
– Tháng 05-1986, Hòa thượng tham dự Hội nghị Quốc tế bàn tròn tại Moscow (Nga).
– Tháng 02-1987, Hòa thượng dẫn đầu phái đoàn PGVN tham dự Quốc dân Đại hội hòa bình Quốc tế tại Liên Xô.
– Tháng 02-1986, Người làm Phó Trưởng đoàn tham dự Đại hội VII ABCP tại Viên Chăn (Lào), Hòa thượng được mời giữ lại chức Phó Chủ tịch ABCP và Ủy viên Hội đồng Chấp hành ABCP Quốc tế, Hòa thượng cũng được mời làm Chủ tịch Trung tâm Quốc gia ABCP Việt Nam.
– Tháng 01-1989, Hòa thượng dự Hội nghị Tôn giáo và hòa bình tổ chức tại Đại học Monash Úc.
– Tháng 08-1989, Hòa thượng làm Trưởng Phái đoàn PGVN sang dự Hội thảo Đạo Phật và sự lãnh đạo về hòa bình tại Ulanbator (Mông Cổ).
– Tháng 10-1989, Hòa thượng dẫn Phái đoàn Phật giáo Việt Nam, sang thăm hữu nghị Phật giáo Nhật Bản tại Thủ đô Tokyo.
– Tháng 09-1990, Hòa thượng làm Trường đoàn tham dự Hội nghị Quốc tế lần thứ VIII của Tổ chức ABCP tại Mông Cổ.
– Tháng 10-1990, Hòa thượng làm Trưởng đoàn tham dự Hội nghị Tôn giáo và hòa bình tại Bali, miền Nam nước Ý.
– Tháng 10-1991, Hòa thượng dẫn đầu phái đoàn Phật giáo Việt Nam tham dự Hội nghị các Tôn giáo một đại dương hòa bình tại Matla, nước Ý.
– Tháng 11-1991, Hòa thượng làm trưởng đoàn tham dự Hội nghị đạo Phật với sự lãnh đạo cho hòa bình tại Seoul-Hàn Quốc.
– Tháng 11-1992, Hòa thượng làm Trưởng đoàn tham dự Hội nghị Quốc tế ABCP tại Thủ đô Colombo - Sri-Lanka.
– Tháng 03-1993, Hòa thượng Chủ trì Hội thảo “Đạo đức Phật giáo trong thời hiện đại” tại Tp. HCM.
– Tháng 04-1993, với tư cách Chủ tịch Trung tâm ABCP Việt Nam, Hòa thượng Chủ tọa Hội nghị Quốc tế giải trừ quân bị tại Thủ đô Hà Nội.
– Tháng 10-1993, Người tham dự Hội nghị Tăng già Quốc tế tại Đài Loan.
– Tháng 03-1994, Hòa thượng cùng Hòa thượng Thiện Siêu dẫn đầu Phái đoàn chiêm bái Phật tích tại Ấn Độ.
– Tháng 09-1994, Hòa thượng tham dự Hội nghị Tăng già Quốc tế tại Vancouver - Canada.
– Năm 1995, Hòa thượng Chủ trì Hội thảo “Giáo dục Phật giáo trong thời hiện đại” tại Tp. HCM.
– Tháng 08-1995, Ngài làm Trưởng đoàn Phái đoàn sang thăm hữu nghị và Chủ trì cuộc Hội thảo Phật giáo tại Paris (Pháp quốc).
– Tháng 05-1996, Hội đồng Đại học Mahachulalongkorn tại Thái Lan (Đại học Hoàng gia Thái) đã trân trọng tặng Bằng cấp Tiến sĩ danh dự cho Hòa thượng về công trình Phiên dịch kinh điển và sự nghiệp giáo dục của Ngài.
Với những công đức mà Hòa thượng đã đóng góp cho Đạo Pháp - Dân Tộc - Chủ Nghĩa Xã Hội, vào năm 2000, Nhà nước CHXHCN Việt Nam trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhì và vào năm 2012, trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh.
Đúng vào mùa Vu Lan PL. 2556, vào lúc 9h sáng ngày 01 tháng 9 năm 2012 (tức 16/7 âm lịch), Ngài đã nhẹ nhàng xả báo thân tại Phương trượng Thiền Viện Vạn Hạnh. Trụ thế 95 tuổi năm và 64 hạ lạp.
Cuộc đời của Hòa thượng là một tấm gương sáng về đức trí và giáo dục cho Tăng Ni nhiều thế hệ. Ngài còn là anh cả Sáng lập viên của Tổ chức giáo dục Thanh thiếu niên Gia đình Phật tử Việt Nam. Với tính điềm đạm và đức nhẫn nại của một bậc thực học, chơn tu khả kính và với sự nghiệp to lớn về giáo dục, phiên dịch Đại tạng kinh Pali-Việt, Hòa thượng luôn luôn để lại cảm tình đặc biệt trong lòng Phật tử Việt Nam
Những tháng ngày cuối cùng
Những việc cần làm đã làm xong, đã đến lúc gác bút, vào sâu thiền định, sống với hàng đệ tử xuất gia và tại gia thân tín. Năm 2006, Ngài đã lui về hậu liêu an dưỡng tuổi già. Giờ đây, cuộc đời của Hòa thượng như chiếc chiếu trải rộng, không phân biệt hệ phái Nam - Bắc, Đại thừa hay Tiểu thừa. Kinh sách của Hòa thượng không phân biệt, ai muốn hiểu giáo lý cứ đọc - trong “Tiểu” có “Đại”, trong “Đại” có “Tiểu”, đó là Giáo lý Giải thoát mà Ngài đã thuyết giảng hơn 70 năm không biết mệt mõi, như nhạn bay xa, không lưu lại dấu tích.
95 năm hiện diện ở cõi Ta bà, hơn 70 năm phục vụ cho Đạo pháp và Dân tộc, Hòa thượng đã mở trường trong Đạo và ngoài đời để đào tạo hàng ngàn Tăng Ni cấp Cử nhân Phật học cho Giáo hội; hàng chục ngàn sinh viên có bằng cấp thành đạt cho xã hội.
Hôm nay, mặc dù Hòa thượng đã đi vào cõi Niết bàn vô tung bất diệt, nhưng gương sáng trí tuệ và tinh thần Giáo dục cho Tăng Ni Phật tử Việt Nam, tinh thần phục vụ Đạo pháp và Dân tộc suốt đời của Ngài vẫn còn mãi mãi với non sông đất nước, với GHPGVN, với Phật tử ba miền Bắc, Trung, Nam, với Tăng Ni trong và ngoài nước, với Tổ đình Tường Vân, với Thiền viện Vạn Hạnh.
Nam mô Tự Lâm Tế Chánh Tông, Tứ Thập Tam Thế, Xuân Kinh Tường Vân Tổ Đình Trú Trì, Hồ Chí Minh Thị Vạn Hạnh Thiền Viện Khai Sơn, Sung Việt Nam Phật Giáo Giáo Hội, Chứng Minh Hội Đồng, Phó Pháp Chủ, Húy thượng Tâm hạ Trí, Tự Minh Châu, Hiệu Viên Dung Trưởng Lão Hòa Thượng Giác Linh thùy từ chứng giám.





Tiểu Sử HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN SIÊU (1935-2001)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét