\
HÀNH TRÌNH TRỞ VỀ
CỘI NGUỒN HUYẾT THỐNG
MỤC LỤC
CỘI NGUỒN HUYẾT THỐNG
MAI HOA HIỆN TUYẾT SƯƠNG
(HỒ TẤN TỘC LƯỢC TRUYỆN)
MỤC LỤC
A. HỒ TỘC
1. Nguồn gốc Hồ Tộc
2. Hồ Tộc tại Thừa Thiên Huế
3. Hồ Tộc tại làng Xuân Hòa, xã Thủy Vân, huyện Hương Thủy, TT - Huế
4. Phả hệ Hồ Tộc tại làng Xuân Hòa, xã Thủy Vân, huyện Hương Thủy, TT - Huế
B. HỒ TẤN TỘC PHÁI 3
1. Hồ Tấn Tộc Phái 3 tại Phường Đúc - Thành phố Huế
2. Phả hệ Hồ Tấn Tộc Phái 3 tại Phường Đúc - Thành phố Huế
3. Họ Nội: Họ Hồ Tấn (Ông Nội), Họ Lê (Bà Nội)
4. Họ Ngoại: Họ Nguyễn (Ông Ngoại), Họ Trần (Bà Ngoại)
5. Phả Hệ Họ Ngoại: Họ Nguyễn (Ông Ngoại), Họ Trần (Bà Ngoại)
6. Mai Hoa Hiện Tuyết Sương - Tiểu sử Thân Phụ Hồ Tấn Anh, Pháp danh Tâm Vinh
A. HỒ TỘC
B. HỒ TẤN TỘC (PHÁI 3)
1. Hồ Tấn Tộc Phái 3 tại Phường Đúc - Thành phố Huế:
Dòng dõi Hồ Tấn dù là phái nào chăng nữa, hoặc đang sinh sống ở đâu đều không có đủ tâm huyết, khả năng, hoặc không ý thức thực hiện đầy đủ trọng trách "con cả, anh trưởng" của mình để duy trì và giữ gìn gia phong, tinh túy truyền thống họ tộc. Thường thì phải cậy nhờ vào con thứ hoặc con út, thậm chí nhờ vào cô dâu ngoan hiền, sống biết gìn giữ đạo lý, dám thay mặt chồng quán xuyến trọng trách này. Tôi đã chứng kiến, nhìn thấy sự thật diễn ra như vậy.
Nhưng
đâu phải chỉ riêng họ Hồ mà thôi đâu, nhiều dòng họ khác cũng rơi vào
hoàn cảnh tương tự như thế. Âu đó cũng là số phận bi đát chung của các
họ tộc Việt Nam. Chiến tranh triền miên, "1000 năm nô lệ giặc Tàu, 100
năm đô hộ giặc Tây, 30 năm nội chiến từng ngày" (Trịnh Công Sơn), mạng
sống chưa giữ được sao giữ được những giá trị khác.
Tôi chẳng trách ai khi nghĩ về nguồn cội huyết thống của mình. Tôi thấy trong tôi chứa đựng đủ các yếu tố về tổ tiên, tôi thừa hưởng nhiều thứ tốt đẹp: nụ cười, giọng nói, dáng đi, màu mắt, cái nhìn, cách tư duy, ý thích, sự đam mê, xu hướng sống. Đôi khi tôi thấy tôi là Ông Nội vì thích rong ruỗi đây đó. Tôi thấy tôi là Ba, an phận, sống đơn giản tự tại. Tôi thấy tôi là Bà Nội, chịu khó, chịu khổ, không phiền trách, biết nuôi nấng bảo bọc con cái. Đôi khi tôi là Mẹ, có nước da trắng, mắt trong, ít nói và quý trọng tình cảm, ... Ngoài ra tôi còn thấy tôi có những cái không hay thừa hưởng do tổ tiên để lại. Những thói hư tật xấu, những cái đam mê, liều lĩnh không hay lắm: thích ăn ngon và sống kiểu cách phong lưu lãng tử như Ông Nội, mê đánh bạc và thích cảm giác nóng hổi, phập phồng của cuộc đỏ đen như Ông Ngoại (giờ thì bỏ lâu rồi, vì tự thấy mình chưa bao giờ ăn bạc một xu), thích triết lý hai chiều, may rủi, ưa nói móc, nói sock, thích cái người khác chẳng thích: chơi với cây cỏ, đất đá, thích nghe cái âm thanh của cái chợ đời lao xao, thích sống một mình cô độc, thích ngồi yên lắng nghe mình, lắng nghe sự sống quanh mình, thích con gái hồ đồ, dữ tợn, thích bị tổn thương, thích lao đầu vào khó khăn, cạm bẫy, ... ôi nhiều thứ, nhiều tính nết khó ai chịu được, kể cả chính tôi. Mà kỳ lạ thay, tôi vẫn chưa biết tôi thừa hưởng những chuyện phù phiếm này từ ai? Do đâu? Tôi là ai?
Đây là câu hỏi thú vị, tôi sẽ làm cuộc viễn du này, hành trình này, về sự tìm biết này, tạm gọi là "tìm về cội nguồn huyết thống", với ý nguyện: khai thông cội nguồn huyết thống với dòng suối tinh khôi, trong mát, thơm ngon có khả năng nuôi dưỡng sự sống hôm nay và ngày mai. Tất nhiên, cái tốt được khai thông thì cái xấu chắc chắn sẽ bị lấp vùi. Những hạt giống tốt chắc chắn sẽ được nảy mầm, ra hoa kết trái nếu ta chăm chỉ tưới tẩm và tận tụy giữ gìn, trân trọng.
Tôi chẳng trách ai khi nghĩ về nguồn cội huyết thống của mình. Tôi thấy trong tôi chứa đựng đủ các yếu tố về tổ tiên, tôi thừa hưởng nhiều thứ tốt đẹp: nụ cười, giọng nói, dáng đi, màu mắt, cái nhìn, cách tư duy, ý thích, sự đam mê, xu hướng sống. Đôi khi tôi thấy tôi là Ông Nội vì thích rong ruỗi đây đó. Tôi thấy tôi là Ba, an phận, sống đơn giản tự tại. Tôi thấy tôi là Bà Nội, chịu khó, chịu khổ, không phiền trách, biết nuôi nấng bảo bọc con cái. Đôi khi tôi là Mẹ, có nước da trắng, mắt trong, ít nói và quý trọng tình cảm, ... Ngoài ra tôi còn thấy tôi có những cái không hay thừa hưởng do tổ tiên để lại. Những thói hư tật xấu, những cái đam mê, liều lĩnh không hay lắm: thích ăn ngon và sống kiểu cách phong lưu lãng tử như Ông Nội, mê đánh bạc và thích cảm giác nóng hổi, phập phồng của cuộc đỏ đen như Ông Ngoại (giờ thì bỏ lâu rồi, vì tự thấy mình chưa bao giờ ăn bạc một xu), thích triết lý hai chiều, may rủi, ưa nói móc, nói sock, thích cái người khác chẳng thích: chơi với cây cỏ, đất đá, thích nghe cái âm thanh của cái chợ đời lao xao, thích sống một mình cô độc, thích ngồi yên lắng nghe mình, lắng nghe sự sống quanh mình, thích con gái hồ đồ, dữ tợn, thích bị tổn thương, thích lao đầu vào khó khăn, cạm bẫy, ... ôi nhiều thứ, nhiều tính nết khó ai chịu được, kể cả chính tôi. Mà kỳ lạ thay, tôi vẫn chưa biết tôi thừa hưởng những chuyện phù phiếm này từ ai? Do đâu? Tôi là ai?
Đây là câu hỏi thú vị, tôi sẽ làm cuộc viễn du này, hành trình này, về sự tìm biết này, tạm gọi là "tìm về cội nguồn huyết thống", với ý nguyện: khai thông cội nguồn huyết thống với dòng suối tinh khôi, trong mát, thơm ngon có khả năng nuôi dưỡng sự sống hôm nay và ngày mai. Tất nhiên, cái tốt được khai thông thì cái xấu chắc chắn sẽ bị lấp vùi. Những hạt giống tốt chắc chắn sẽ được nảy mầm, ra hoa kết trái nếu ta chăm chỉ tưới tẩm và tận tụy giữ gìn, trân trọng.
Tôi
thường thích gần gủi người già, nói đúng hơn: thích chơi với người già.
Trước tiên là tôi thấy họ hấp dẫn được tôi, sau đó tôi thấy họ cần tôi
đỡ đần, chăm sóc, ví dụ: xoáy trầu cau cho họ, xoa bóp chân tay, quạt
giúp một "lồng ấp" (lò than sưởi ấm) vào mùa đông cho họ, hoặc lắng nghe
họ. Sau nữa là họ rất thật, họ có những hồi ức rất tốt, họ có khả năng
biến những câu chuyện nhạt nhẻo, phiền muộn, ê chề thành chuyện cổ tích
của đời họ dựa theo những dấu ấn, cột mốc lịch sử mà họ chứng kiến, thâm
nhập. Mà đôi khi thực tình mà nói, dựa vào sách vở, hoặc những người
mệnh danh danh này nọ, những cái đó trong cái cảm biết rất thật của tôi:
toàn là đồ giả, bị bóp méo, hoặc không dám nói sự thật của diễn biến
lịch sử, tôi có cảm giác mình đang bị lừa dối trong các câu chuyện vĩ
đại của lịch sử. Thành ra tôi có cái bệnh ghét sách vở, ghét người mệnh
danh này nọ.
Trên cơ sở chuyện kể của họ, những người già yêu quý của tôi, chúng ta có thể tìm biết được dòng tư duy của thời đại họ sống, những khó khăn họ trải qua, những nỗ lực không mệt mỏi của họ để vượt qua cùng khổ của thời đại họ sống. Họ có chất thơ hùng vĩ khó tả trong câu chuyện kỳ dị của họ. Tôi nghe rất thú vị, cho nên tôi viết về dòng họ mình, "con đường tìm về cội nguồn huyết thống" bằng những câu chuyện như thế, chân thật, giàu chất thơ và như chuyện cổ tích.
Tôi bắt đầu câu chuyện từ bà nội của tôi.
Trên cơ sở chuyện kể của họ, những người già yêu quý của tôi, chúng ta có thể tìm biết được dòng tư duy của thời đại họ sống, những khó khăn họ trải qua, những nỗ lực không mệt mỏi của họ để vượt qua cùng khổ của thời đại họ sống. Họ có chất thơ hùng vĩ khó tả trong câu chuyện kỳ dị của họ. Tôi nghe rất thú vị, cho nên tôi viết về dòng họ mình, "con đường tìm về cội nguồn huyết thống" bằng những câu chuyện như thế, chân thật, giàu chất thơ và như chuyện cổ tích.
Tôi bắt đầu câu chuyện từ bà nội của tôi.
CHUYỆN THẤT THỦ KINH ĐÔ HUẾ:
CÁI BÌNH VÔI BẰNG NGỌC VÀ ỐNG NHỔ BẰNG VÀNG
Đây là câu chuyện đau lòng tôi nghe từ miệng bà nội tôi kể.
Vì bà chứng kiến những diễn biến xảy ra trước mắt bà.
Lúc đó bà tôi ở ngay trong cung vua. Chuyện bà nội tôi kể là chuyện "Bình vôi và ống nhổ bằng vàng".
Tôi
còn nhớ như in là bà cười khanh khách khi tôi tò mò muốn bà kể chuyện
trong cung vua. Tôi hỏi: ' Bà ơi, bà ở cung vua, bà có thấy tiếc rẻ gì
không?" Bà cười: Nhiều cái để tiếc chứ, nhưng tiếc nhất vẫn là cái "bình
vôi và ống nhổ" bằng vàng ròng.
Sau
ba ngày ba đêm, quân đội Pháp tấn công bằng đạn pháo và súng trường vào
Kinh thành Huế, phái chủ chiến tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi thất
bại, phải đưa nhà vua và hoàng tộc rút khỏi Kinh thành Huế bằng đường
hầm bí mật ra căn cứ địa Tân Sở - Quảng Trị, tìm kế chống Pháp lâu dài.
Quân Pháp dã man kéo vào Hoàng thành bắn giết vô kể. Lúc bấy giờ Kinh đô thất thủ, vua quan, dân chúng chạy tán loạn.
Bà nội cùng gia quyến họ Lê cũng nằm trong cảnh hỗn độn đó.
Bà
kể: Đạn pháo móoc chê của lính Pháp nó bắn vào kinh thành cả ngày lẫn
đêm, thành đỗ, nhà cửa cháy nát, người chết như rơm rạ. Khi có lệnh Vua
ban Thất thủ, trước khi quân Pháp xâm chiếm hoàng thành một ngày, vua và
hoàng tộc được quan tùy tùng hộ giá đã rời khỏi kinh thành an toàn. Còn
lại, mạnh ai nấy chạy ra bốn cửa thành, Phấn thì trên trời đạn pháo
móoc chê nó bắn, phần thì dẩm đạp nhau mà chết, ra tới cửa thành thì
chen chúc không ra được, phần lớn đều bị voi nó chà (voi chiến trấn cửa
thành), người chết chất thành đống.."Mệ" cũng hoảng loạn, gánh một gánh
đồ, trong đó toàn của quý, có bình vôi bằng ngọc và ống nhổ bằng vàng,
ra tới cửa thành, gặp lính Pháp nó cướp hết, may mà nó tha mạng cho đi.
(còn tiếp)
2. Phả hệ Hồ Tấn Tộc Phái 3 tại Phường Đúc - Thành phố Huế:
Nguyên quán: làng Xuân Hòa, xã Thủy Vân, huyện Hương Thủy, TT - Huế
TỪ ĐƯỜNG TẠI PHƯỜNG ĐÚC - HUẾ
BÀI VỊ LỚN THỜ Ở TỪ ĐƯỜNG HỌ HỒ TẤN (PHÁI 3)
DANH SÁCH KỲ SIÊU NỘI TỘC
Nôi tôn: HỒ TẤN NGHIÊM, PD: Nhuận Tâm, tự Chỉnh Tuệ phụng thư
Nguyên quán: Thừa Thiên Tỉnh, Hương Thủy
Huyện, Thủy Vân Xã, Xuân Hòa Thôn.
Hiện trú: 289/14 Bùi Thị Xuân, Phường Đúc,
TP Huế.
PHỤNG VỊ
Cung tiến Bổn âm đường thượng khứ thệ
tiên linh Hồ gia tiên tổ, Lê gia tiên tổ
lịch thế tôn linh.
Cung tiến đồng hàng bá thúc cô nương,
huynh tỷ đệ muội, hữu danh vô vị, hữu vị vô danh, quá cố nam nữ chư hương linh
liệt vị.
Cao tổ Nội khảo: HỒ TẤN LONG
- Mất: 06/03ÂL
Tịnh Bà: LƯƠNG THỊ BÌM - Mất: 06/01 ÂL
Cao tổ nội ngoại khảo: LÊ VĂN
GIAO - Mất:09/05
ÂL
Tịnh Bà: NGUYỄN THỊ HUẾ - Mất: 10/10 ÂL
Tổ Ngoại Di: LÊ THỊ DƯ - Mất: 07/04 ÂL
Tổ Nội khảo: HỒ TẤN ĐÀO - Mất: 22/02 ÂL
Tổ Nội tỷ: LÊ THỊ DUNG PD: Tâm Hảo -
Mất: 26/3 ÂL
Tổ Thúc khảo: HỒ TẤN THĂNG húy DÁM - Mất: 17/02 ÂL
Tổ cô Bà: HỒ THỊ XIN húy LỰU - Mất: 10/4 ÂL
Bá khảo: HỒ TẤN CON - Mất: 05/01 ÂL
Thân cô: HỒ THỊ VƯỜNG - Mất: 22/02 ÂL
Thân cô: HỒ THỊ HVVD - Mất:
Bào đệ: HỒ TẤN TỊNH - Mất: 06/07 ÂL
Bào đệ: HỒ TẤN THÀNH - Mất: 20/08 ÂL
Bào đệ: HỒ TẤN CÔNG - Mất: 24/10 ÂL
Bào đệ: HỒ TẤN HVVD - Mất: 04/07 ÂL
CỤ TỒ NỘI (THÂN SINH BÀ NỘI) LÊ VĂN GIAO
QUAN VÕ PHÒ VUA THÀNH THÁI
CHÂN DUNG VẼ TRUYỀN THẦN KHOẢNG 1945
CỤ TỒ NỘI (MẸ BÀ NỘI) NGUYỄN THỊ HUẾ
CHÂN DUNG VẼ TRUYỀN THẦN KHOẢNG 1945
CỤ NỘI HỒ TẤN ĐÀO PD NGUYÊN PHONG, ẢNH CHỤP NĂM 63 TUỔI - 1941
CỤ NỘI LÊ THỊ DUNG PD TÂM HẢO - ẢNH CHỤP NĂM 1941
CỤ NỘI HỒ TẤN ĐÀO PD NGUYÊN PHONG
DO HTLT VẼ TRUYỀN THẦN - 1982
CỤ NỘI LÊ THỊ DUNG PD TÂM HẢO - HUẾ 1971
CỤ NỘI LÊ THỊ DUNG PD TÂM HẢO - 1971
DO HTLT VẼ TRUYỀN THẦN
BÀN THỜ PHẬT TRƯỚC BÀN THỜ TỪ ĐƯỜNG
BỨC HOÀNH: THIỆN TRUYỀN GIA
CÂU ĐỐI ĐỌC TỪ BÊN PHẢI SANG TRÁI:
TÍCH THIỆN BỒI CĂN MIÊN THẾ TRẠCH
TU TÂM DƯỠNG ĐỨC BẢO GIA PHONG
(THƯ PHÁP CHỮ HÁN CỦA ĐẠI SƯ PHƯỚC THÀNH)
BỨC TRANH LỤA TỨ QUÝ: HỒ TẤN TỘC ĐỆ TAM PHÁI
NGUYÊN QUÁN; THỪA THIÊN TỈNH, HƯƠNG THỦY HUYỆN, THỦY VÂN XÃ, XUÂN HÒA THÔN
NIÊN HỮU TỨ THỜI XUÂN TẠI THỦ
NHÂN SANH BÁCH HẠNH HIẾU VI TIÊN
(TRANH VÀ THƯ PHÁP CHỮ VIỆT: HTLT)
(THƯ PHÁP CHỮ HÁN CỦA ĐẠI SƯ PHƯỚC THÀNH)
BÀN THỜ BÊN TẢ
BÀN THỜ BÊN HỮU
4. Họ Ngoại: Họ Nguyễn (Ông Ngoại), Họ Trần (Bà Ngoại)
Nguyên Quán: làng mậu tài, xã Phú Mậu, huyện Hương Thủy, TT - Huế
DI ẢNH BÀ NGOẠI TRẦN THỊ VÀNG PHÁP DANH TÂM PHÚ - 1971
DI ẢNH BÀ NGOẠI TRẦN THỊ VÀNG PHÁP DANH TÂM PHÚ - 1977
DI ẢNH THÂN DI NGUYỄN THỊ BÊ PHÁP DANH TÂM HUYỀN - 1967
5. Phả Hệ Họ Ngoại: Họ Nguyễn (Ông Ngoại), Họ Trần (Bà Ngoại)
DANH SÁCH KỲ SIÊU NGOẠI TỘC
Ngoại tôn: HỒ TẤN NGHIÊM, PD: Nhuận Tâm, tự
Chỉnh Tuệ phụng thư
Nguyên quán: Thừa Thiên Tỉnh, Phú Vang
Huyện, Phú Mậu Xã, Mậu Tài Thôn.
Hiện trú: 289/14 Bùi Thị Xuân, Phường Đúc,
TP Huế.
PHỤNG VỊ
Cung tiến Bổn âm đường thượng khứ thệ
tiên linh Nguyễn gia tiên tổ, Trần gia tiên tổ lịch thế tôn linh.
Cung tiến đồng hàng bá thúc cô nương,
huynh tỷ đệ muội, hữu danh vô vị, hữu vị vô danh, quá cố nam nữ chư hương linh
liệt vị.
Cao tổ ngoại khảo:
NGUYỄN VIẾT CON húy Đa
- Mất: 26/7 ÂL
Tịnh Bà:
TRẦN THỊ NHỚ - Mất:
Cao tổ ngoại ngoại khảo:
TRẦN VĂN SỪNG - Mất:
Tịnh Bà:
TRẦN THỊ BIỆN - Mất:
Tổ ngoại khảo:
NGUYỄN VĂN CẤN - Mất: 22/9 ÂL
Tổ ngoại tỷ:
TRẦN THỊ VÀNG PD: Tâm Phú -
Mất: 18/2 ÂL
Tổ cô bà:
NGUYỄN THỊ CÁI - Mất:
Tổ cô bà:
NGUYỄN THỊ ĐỤNG - Mất:
Thân cậu:
NGUYỄN VĂN DĨNH - Mất:30/5 ÂL
Thân Di:
NGUYỄN THỊ BÊ - Mất:
03/03 ÂL
Phụng vị Môn trung thích thuộc huyết xảo
tảo thương, xa lạc bất tường, ly hương biệt quán, mộ phần thất tích quá cố nam
nữ chư hương linh liệt vị.
BA: HỒ TẤN ÁNH PHÁP DANH TÂM VINH
MẸ: NGUYỄN THỊ GÁI PHÁP DANH TÂM MÃN
BA MẸ HTLT - SÀI GÒN 2003
BA: HỒ TẤN ÁNH PHÁP DANH TÂM VINH - 1970
TRANH CHÂN DUNG TRUYỀN THẦN (HTLT VẼ)
MẸ: NGUYỄN THỊ GÁI PHÁP DANH TÂM MÃN - 1070
TRANH CHÂN DUNG TRUYỀN THẦN (HTLT VẼ)
TRANH LỤA VÀ THƯ PHÁP
CHỮ NÔM: TÌNH MẸ
(TRANH : HTLT)
(THƯ PHÁP CHỮ NÔM CỦA ĐẠI SƯ PHƯỚC THÀNH)
TRANH VÀ THƯ PHÁP (HTLT)
CÒN MẸ LÀ MỘT TRỜI HOA
CÒN CHA LÀ CẢ MỘT TÒA KIM CANG
BẢY ANH CHỊ EM CỦA BA
TRANH TRÚC VÀ MAI TRẮNG (HTLT)
TRANH VÀ THƯ PHÁP (HTLT)
ĐÁ GIÀ PHƠI GIỮA NHÂN GIAN
CÚC VÀNG NỞ GIỮA ĐỊA ĐÀNG CHIỀU QUA
6. Mai Hoa Hiện Tuyết Sương - Tiểu sử Thân Phụ Hồ Tấn Anh, Pháp danh Tâm Vinh
MAI HOA
HIỆN TUYẾT SƯƠNG
(ĐÔI DÒNG TIỂU SỬ THÂN PHỤ)
梅
花 現
雪 霜
黃 德 整 慧 詩 題
山 河 湘 俗 住 堅 強
天 地 交 私 照 映 暘
草 木 四 時 舖 色 影
梅 花 顯 示 體 冰 霜
庚 午 年 春 日 – 2010
MAI HOA HIỆN TUYẾT
SƯƠNG
Hoàng Đức Chỉnh Tuệ
thi đề
Sơn hà tương tục trụ
kiên cường
Thiên địa giao hòa
chiếu ánh dương
Thảo mộc tứ thời phô
sắc ảnh
Mai hoa hiển thị thể
băng sương
Canh Dần niên, Xuân
nhật - 2010
Dịch
nghĩa:
HOA MAI HIỆN GIỮA
TUYẾT SƯƠNG
Sông núi liên tục bao
thời đứng vững kiên cường
Trời đất giao hòa chiếu
sáng ánh ban mai
Cây cỏ bốn mùa khoe vẻ
đẹp bên ngoài
Hoa mai hiện thân càng
đẹp giữa tuyết sương
Canh Dần niên, Xuân
nhật - 2010
Dịch thơ:
MAI HOA HIỆN TUYẾT
SƯƠNG
Sông núi bao phen vẫn
kiên cường
Trời đất giao hòa
sáng ánh dương
Bốn mùa cây cỏ khoe
màu thắm
Hoa mai hiện thể đẹp
tuyết sương
TIỂU SỬ VẮN TẮT
Thế danh: HỒ TẤN ÁNH, pháp danh: TÂM VINH sinh ngày 18.2.1935 (nhằm ngày rằm tháng giêng năm Ất Hợi) tại
làng Phường Đúc (Dương Xuân Thượng 5) xã Thủy Xuân, Huyện Hương Thủy, Thừa
Thiên - Huế (nay là Dương Xuân Thượng 5,
Phường Đúc, Thành Phố Huế, Thừa Thiên Huế).
- Từ 1935-1940: Ở với Mẹ trong vòng tay yêu thương.
- 1941-1945: Học trường Làng Dương Xuân (Đình Làng Dương Xuân Thượng 4) với Thầy Lê, sau đó là Thầy Kiệm,
thi đỗ bằng Prime (hết tiểu học), sau
đó tiếp tục học Đip lôm nhưng nhà nghèo không thể tiếp tục học. Bắt đầu gia nhập
Gia đình Phật Tử tại chùa Bửu Lâm, làng Dương Xuân Thượng 4, Khuôn hội Dương Biều,
Long Thọ, đoàn Oanh Vũ, sau đó đoàn Thiếu Nam.
Năm 1945, cả nhà chạy giặc vào Đà Nẵng ở nhà Ông Cai Giả, em họ
của Bà Nội. Sau này vào học Thư ký đánh máy ở tại cơ sở này.
Tiếp tục sinh hoạt Gia Đình Phật Tử và dự các khóa huấn luyện
huynh trưởng, tham gia các đạo tràng Niệm Phật, Tịnh độ.
- 1951-1955: Vừa đi làm kiếm tiền, mở lớp dạy học giúp mẹ vừa
tham gia việc đạo, ngày càng thâm tín.
- 1956-1960: Trốn lính, sau đó gặp gỡ kết duyên với một huynh
trưởng nữ (Nguyễn Thị Gái) nhân dịp đi tụng kinh tại tư gia Gia Hội.
- 1961: Kết hôn (Từ 1962 - 1981: 11 lần sinh con, mất 4 còn lại 8).
- 1962-1966: Sinh con mỗi năm mỗi đứa (5 con) (2 trai và 2
gái)
Tiếp tục trốn lính đến năm 1964:
Bắt đầu đăng lính bất đắc dĩ.
- 1967-1969: Sinh thêm 1 con trai
- 1970-1975: Sinh thêm 3 con (2 trai và 1 gái) nhưng đều bị mất
hết 3 đứa con, trong đó có 1 cặp sinh đôi.
Thời gian này tiếp tục tham gia hoạt động gia đình Phật tử. Cấp tốc chuyển
nhà lên Phường Đúc (1970)
1976-1988: Sau giải phóng chuyển nhà về Chánh quán; làng Xuân
Hòa xã Thủy Vân, Huyện Hương Thủy, Bình Trị Thiên (Thừa
Thiên Huế) tiếp tục sinh thêm 1 con trai (1977) mất 1 đứa (1979)
- 1981-1985: Đi kinh tế mới Bình Điền – Hương Trà, viện cớ để
chuyển nhà lên lại Phường Đúc, đời sống chật vật vất vả, đạp xích lô nuôi con
và sinh thêm 1 con gái (1982)
- 1986-1990: Đời sống ổn định dần, tham gia việc chùa nhiều
hơn.
- 1991-1995: Càng tham gia việc chùa nhiều hơn vì có con trai
đầu phát tâm xuất gia.
- 1996-2000: Tiếp tục đóng góp công sức cho Gia Đình Phật Tử
và Chùa Bửu Hương – tham gia các đạo tràng hộ niệm.
- 2001-2005: Con cái trưởng thành, đi giao du miền Nam tiếp tục
đóng góp xây dựng Chùa – Lâm bệnh Tiểu đường (2005)
- 2006-2010: Xây dựng cổng Tam Quan Chùa Bửu Hương, sống đời đạo
vị, tự tại.
Vào hồi 12h40 ngày 17.9.Tân Mão (13.10.2011) trút bỏ phàm trần
sau một cơn lâm bệnh nặng.
1. THUỞ THIẾU THỜI:
BA tên khai sinh là HỒ TẤN ÁNH, mà theo lời Ba kể: tên
thật của Ba là HỒ TẤN ANH, lúc đến trường làng cả hai chị em, người chị tên HỒ
THỊ HỒNG, thầy giáo bảo: ÁNH HỒNG sao lại ANH HỒNG, nên tên ÁNH có từ đó. Theo giấy
CMND thì Ba sinh ngày 18.2.1934 (Nhằm mồng
5 tháng giêng năm Giáp Tuất). Lúc còn sinh thời Ba thường bảo là Ba tuổi Ất
Hợi, nếu sinh ngày 18.2.1935 (Nhằm Rằm
tháng giêng năm Ất Hợi). Ba có kể hồi nhỏ vì có trí thông minh trước tuổi
nên muốn vào trường cho đủ tuổi Ba phải nhờ bà nội làm khai sinh thêm một tuổi.
Ba ra đời tại làng Phường Đúc.
“Phường nằm ở ven bờ nam sông Hương, đoạn từ cầu Giã
Viên lên phía Long Thọ, cách thành phố Huế khoảng 3km về phía tây nam, tỉnh Thừa
Thiên - Huế. Đây là một làng nghề nghề thủ công truyền thống lâu đời và nổi tiếng
ở Việt Nam.
Phường đúc đồng này gồm 5 xóm là: Trường Đồng, Kinh Nhơn, Bổn Bộ, Giang Dinh,
Giang Tiền nhưng chỉ có Kinh Nhơn và Bổn Bộ là hai làng nghề đúc đồng lớn nhất
và có danh tiếng.”
Ba sinh ra và lớn lên tại vùng đất này nên cuộc đời Ba
phần lớn ảnh hưởng và gắn bó mật thiết với con người và phong tục tập quán ở
đây.
Quê gốc tại làng Xuân Hòa, xã Thủy vân, huyện Hương Thủy,
tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Ba là người đa tài, học nhanh biết rộng nhưng không
chuyên sâu. Tính Ba không đặt nặng vấn đề gì cho là quan trọng cần phải đầu tư
thời gian và sức lực. Ba xem nhẹ mọi thứ, lúc nào cũng chỉ mong vui vẻ, hòa đồng,
thậm chí chịu thiệt thòi về mình. Có lẽ Ba học được cách tùy duyên bất biến của
nhà Phật: khế xứ, khế thời, … sống tìm kiếm nguồn an lạc thực tại để vui hưởng
đời tự tại.
Tôi cố tình thu thập về các giai thoại, thơ văn, … Ba
sáng tác mà chẳng bao giờ có cơ hội được Ba trực tiếp cung cấp. Hôm nay, có dịp
để suy nghỉ về Ba, với nỗi lòng nhớ tiếc vô bờ, tôi xin sơ lượt viết về Ba với
những hồi ức chấp vá, một số thơ văn thu thập được như một sự thể hiện của thế
hệ tiếp nối Ba, ngưỡng mong hương hồn Ba chứng giám.
Ông nội lưu lạc xa quê từ thủa nhỏ (12 tuổi), sau đó
khi lớn lên kết duyên cùng bà nội ở Hội An, Quảng Nam. Được một thời gian ông theo bà
nội về cư ngụ tại làng Phường Đúc.
Ông nội là người phong lưu lãng tử, sống đời lưu lạc từ
thủa nhỏ, sau đi lính Khố Đỏ (hay Khố
Xanh) thời Pháp thuộc. Có một thời sang Pháp sau về làm cai thầu đồn điền
cao su ở miền Nam
cho các ông chủ người Pháp. Thỉnh thoảng mới có dịp về Huế một năm một hai lần.
Mỗi lần về lại sinh con. Kết quả là sinh được với Bà nội 6 người con.
Trường làng Phường Đúc được đặt ở đình Dương Xuân Thượng
(thường gọi là đình Thượng 4). Do một
Thầy Nghè (Cụ Nghè Đường) trông coi dạy
dỗ (hiệu trưởng). Trường thành lập sau 1930, phong trào “Bình Dân Học Vụ”, cũng
theo chương trình giáo dục của Pháp cấp tiểu học. Trường xây 3 gian lợp tranh,
vách đất, ngày dạy 2 buổi do các Thầy học ở trường của Pháp ra dạy dỗ.
Vào thời niên thiếu, khoảng 5 tuổi Ba theo học trường
này. Lớp sơ học là Thầy Diệm dạy Ba, sau đó là Thầy Lê. Ba học xong Preme (lớp 5) thi đỗ đầu
trường này.
Người em gái Ba (Hồ Thị Quýt) cũng theo học trường
này, còn thuộc bài thơ của Ba sáng tác hồi còn bé.
TRƯỜNG HỌC
LÀNG TÔI
Trường học làng tôi ở cạnh đình
Một trường ba lớp vẻ xinh xinh
Trước trường có mấy cây đào lớn
Thường quyến (khiến) lòng tôi những cảm tình
Trường tôi vách đất lợp bằng tranh
Hai buổi kêu tôi đến học hành
Tiếng trống nổi lên vang dưới xóm
Mẹ tôi liền bảo: hãy đi nhanh
Trường tôi mặt trước ngó ra sông
Còn mặt đằng sau ngó cánh đồng
Phía ấy, thầy tôi thường hỏi hướng?
Tôi vòng tay đáp: “dạ phương Đông”
Thầy tôi tầm thướt mảnh và cao
Cặp mắt long lanh má nhuộm đào
Mái tóc hơi quăn vầng trán rộng
Nụ cười thường lẫn tiếng trầm cao
Sau ba năm học ở trường làng
Tôi thấy trong lòng đã mở mang
Con bò chính là loài nhai lại
Thì ra trời đất rộng thênh thang.
Tôi yêu trường tôi mái trường
nghèo
Tôi thường tha thẩn chiều quạnh hiu
Tiếng nước theo khe chảy róc rách
Nghe như tiếng nhắc gắng học nhiều
Cố đô Huế, 1942
Hồ Tấn Ánh
SÂN CHÙA BỬU HƯƠNG
Bửu Hương có lũy tre xanh
Có đôi hàng chuối lá cành sum suê
Mỗi khi bải học ra về
Ngôi chùa vắng vẻ bốn bề quạnh hiu
Đoàn ta sum họp dập dìu
Đến ngày chủ nhật thảy đều họp chung
Nhiều khi hát vội quay quần
Vòng tròn một vạt trên làn cỏ hoang
Vỗ tay đồng nhịp cả đoàn
Làm cho náo nhiệt sân chùa Bửu Hương
Hồ Tấn Ánh
MẢNH VƯỜN, NGÔI NHÀ BÊN BỜ SÔNG ĐÀO NHƯ Ý
(MỘT NHÁNH CỦA SÔNG HƯƠNG)
THUỘC THÔN XUÂN HÒA, XÃ THỦY VÂN, HUYỆN HƯƠNG THỦY, THỪA THIÊN
GIA ĐÌNH ĐÃ CHUYỂN VỀ ĐÂY Ở 5 NĂM (1976 - 1981)
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét