LỄ KHAI MỘ MÔN VÀ KHÓA LỄ KỲ SIÊU HẰNG NGÀY
CÂU ĐỐI TRỤ BIỂU, LĂNG MỘ VÀ THI ĐỀ BIA TƯỞNG NIỆM
心 榮 胡 進 映 親 父 祝
黃 德 整 慧 奉 題
心 慈真 性 受 先 賢
榮 喜 團 圓 是 想 圓
胡 族 積 功 常 奉 寺
進 家 養 德 恆 精 專
映 如 閒 雅 吟 詩 賜
親 健 安 閒 諷 佛 經
父 此 深 恩 當 願 報
祝 詞 常 日 得 如 然
庚 寅 年 春 日 – 2010
TÂM VINH HỒ TẤN ÁNH THÂN PHỤ CHÚC
Hoàng Đức Chỉnh Tuệ phụng đề
Tâm từ chơn tính thụ tiên hiền
Vinh hỷ đoàn viên thị tưởng viên
Hồ tộc tích công thường phụng tự
Tấn gia dưỡng đức hằng tinh chuyên
Ánh như nhàn nhã ngâm thi hứng
Thân kiện an hành phúng Phật kinh
Phụ thử thâm ân đương nguyện báo
Chúc từ thường nhật đắc như nhiên
Canh Ngọ niên, Xuân nhật - 2010
Dịch:
TÂM VINH HỒ TẤN ANH THÂN PHỤ CHÚC
Hoàng Đức Chỉnh Tuệ phụng đề
Tâm từ Tổ đức lưu truyền
Vinh danh hoan hỷ đoàn viên nếp nhà
Hồ tộc thờ phụng ông cha
Tấn gia dưỡng đức dần dà tinh chuyên
Anh như thi hứng ngâm liền
Thân khang kinh kệ luôn nguyền hành thâm
Cha già nguyện báo thâm ân
Chúc cho ngày tháng an nhàn như nhiên
Ngày Xuân, năm Canh Dần - 2010
對 句
1. 孝 心 天 地 恆 長 久
順 敬 古 今 保 萬 秋
2. 父 足 恩 深 英日 照
母 慈 情 重 永 源 流
ĐỐI CÚ
Thuận kính cổ kim bảo vạn thu
2. Phụ túc ân thâm anh nhật chiếu
Mẫu từ tình trọng vĩnh nguyên lưu
Dịch:
1. Hiếu tâm trời đất thường còn
Xưa nay thuận kính bảo tồn gia phong
2. Ân Cha ánh sáng soi đường
Tình Mẹ nguồn suối yêu thương vạn đời
BIA TƯỞNG NIỆM BA
NỘI DUNG BIA ĐÁ
PHẦN MỘ
Thân phụ: HỒ TẤN ÁNH
Pháp danh: TÂM VINH
Sanh năm Ất Hợi (1935)
Tạ thế: 17. 9 TÂN MÃO (13.10.2011)
Hưởng thọ: 77 tuổi
Nguyên quán: Xuân Hòa, Thủy Vân, Hương Thủy, Thừa Thiên
Vợ: NGUYỄN THỊ GÁI
HỒ TẤN THANH
HỒ TẤN DŨNG
HỒ TẤN ÚT
Con gái : HỒ THỊ TÂM TRANG
HỒ THỊ THÙY DƯƠNG
HỒ THỊ THÚY LIỄU
HỒ THỊ THANH THỦY
Dâu : TRẦN THỊ GÁI
HUỲNH THỊ TỐ NGA
NGUYỄN THỊ TƯỜNG VI
Rễ : NGUYỄN GIÀU
NGUYỄN THANH BÌNH
NGÔ VĂN LONG
HỒ VĂN TÚ
HỒ TẤN DŨNG
HỒ TẤN ÚT
Con gái : HỒ THỊ TÂM TRANG
HỒ THỊ THÙY DƯƠNG
HỒ THỊ THÚY LIỄU
HỒ THỊ THANH THỦY
Dâu : TRẦN THỊ GÁI
HUỲNH THỊ TỐ NGA
NGUYỄN THỊ TƯỜNG VI
Rễ : NGUYỄN GIÀU
NGUYỄN THANH BÌNH
NGÔ VĂN LONG
HỒ VĂN TÚ
Nội ngoại đồng phụng lập
Mùa Thu, Tân Mão, 2011
LỄ KHAI MỘ MÔN VÀ KHÓA LỄ KỲ SIÊU HẰNG NGÀY
Sáng sớm nay, ngày 20.10.2011(24.9 Tân Mão), sau 3 ngày đưa Ba lên núi Thiên Thai, cả gia đình lên sinh phần ba cúng lễ Khai Mộ Môn. Đây là tục lệ của Đạo giáo nhưng dần dà đã trở thành thông lệ nhân gian, thâm nhập vào cả các nghi tiết sau tang lễ của Phật giáo. Xu hướng nghi lễ này cũng đưa đến hiệu lực cho việc Hiếu Đạo nên được dễ dàng chấp nhận và duy trì. Tôi cùng cả nhà hoan hỷ phụng hành theo nghi thức và tục lệ truyền thống “Xưa bày nay bắt chước”.
Để hiểu rõ thêm tập tục này, nhân đây tôi xin trích dẫn một số bài viết, dựa trên tập tục xưa để điều chỉnh nghi tiết cho phù hợp tinh thần Phật giáo.
Lễ ba ngày (lễ tế ngu) tính từ sau khi mất hay sau khi chôn cất?
Tục này không thống nhất, có nơi tính ba ngày sau khi mất, có nơi tính ba ngày sau khi chôn. Xét trong điển lễ thì không có "lễ ba ngày" mà chỉ có "lễ tế ngu" gồm có "sơ ngu", "tái ngu", "tam ngu". "ngu" nghĩa là "yên", tức là ba lần tế lễ cho yên hồn phách, theo "Thọ mai gia lễ" thì khi chôn xong, rước linh vị về đến nhà tế sơ ngu. Làm sơ ngu xong gặp ngày nhu, (tức là ất, kỷ , tân, quí) làm lế tái ngu, gặp ngày cương (tức là ngày giáp, bính, mậu, canh, nhâm) làm lễ tam ngu. Phan Kế Bính cũng dẫn giải như trên.
Dần dần về sau người ta giảm lược, kiêm cả ba lễ luôn, chỉ làm lễ tam ngu, vì thế nên gọi là lễ ba ngày. Vậy là tính ba ngày từ sau khi chôn, theo tục gọi là lễ mở cửa mả. Ngày đó con cháu ra sửa lại mồ mả, đắp cỏ, khơi rãnh thoát nước... Ngu là tế ngu, tế chỉ tế người chết, tế thần. Theo phong tục cũ thì ít khi chết xong chôn ngay, thường còn để năm bảy ngày trong nhà. Khi chưa chôn làm lễ triêu tịch điện, tức cúng cơm hàng ngày vẫn theo lễ thờ người sống. Vậy tế ngu phải tính từ sau khi chôn.
Còn có một lập luận khác: Có ba điều không yên khiến phải làm lễ tế ngu:
- Đang sống hoạt động nay mọi hoạt động bỗng nhiên đình chỉ.
- Đang nhìn thấy bóng dáng, khi đã nhập quan không nhìn thấy bóng dáng nữa.
- Đang ở trên dương thế, nay xác về cõi âm, hồn vất vưởng lìa khỏi xác. Âm dương hoàn toàn cách biệt từ sau lễ thành phần. Sơ ngu, tái ngu, tam ngu là tế để làm cho yên hồn phách, vậy phải tế sau khi mất, sau khi lễ nhập quan và sau khi lễ thành phần xong.
Thời này cũng có trường hợp sau khi chết 4-5 ngày còn để trong nhà lạnh chưa chôn nên không thể làm lễ ba ngày trước lễ an táng.
A. LỄ KHAI MỘ:
Đây thực ra là một nghi thức theo phong tục tập quán (chứa đựng nhiều điều chỉ căn cứ trên tinh thần "Xưa bày nay làm" - có ít nhiều sự sai biệt theo từng vùng, miền) thể hiện một cách rõ nét xu hướng dung hòa tam giáo: Phật, Khổng, Lão của người Việt Nam, đối với Phật giáo chỉ được xem là một "phương tiện" cứu khổ độ sinh. Bản thân người viết bài này chưa tìm được cứ liệu chính xác nên không dám lạm bàn.
Nhưng vì các thức cúng lễ hơi rườm rà, muốn chia sẻ với những người quan tâm - đặc biệt là người đang ở trong hoàn cảnh có người thân vừa mới qua đời - không bị bối rối khi thực hiện nghi thức này nên người viết mạo muội đưa lên diễn đàn bài này nhằm giúp mọi người có thêm thông tin tham khảo. Rất mong được sự chỉ dạy góp ý thêm.
I. Chuẩn bị: các thức cúng gồm
1. Một cái thang bằng bẹ chuối (nam 7 bậc, nữ 9 bậc : 7 vía và 9 vía), môt cây mía lao để cả ngọn, một ít tiền vàng mã
2. Hai bình bông, hai đĩa trái cây (1 cúng Thổ Thần đất đai, 1 cúng vong)
3. Ba ống trúc dài khoảng bốn tấc vót nhọn một đầu: 1 đựng muối, 1 đựng gạo, 1 đựng nước - bịt lại bằng nilon trên đầu
4. Bốn cây đèn cầy, một bó nhang lớn, 3 cây nhang trung (cở ngón tay út)
5. Năm thứ đậu (100 gram chung cho 5 thứ), năm thẻ tre dài 4 tấc vót nhọn 1 đầu (để làm bài vị cúng ngũ phương ngũ thổ tôn thần) có dán bùa trấn mộ.
6. Sáu chén chè, hai đĩa xôi, một bộ tam sênh (trứng, thịt, tôm)
7. Bảy cái chung, một bình trà, một xị rượu
8. Mười tám con chim để phóng sanh (thay cho gà)
* Lưu ý: Nên sử dụng chén, đĩa.. bằng nhựa dùng một lần - cúng xong để lại tại mộ luôn không dọn về.
- Khi đi ra mộ gia quyến nhớ mặc đồ tang, mang theo cái bài vị.
- Chuẩn bị sẵn ba mâm cơm canh để về nhà cúng an linh
II. Sắp đặt lễ cúng:
- Cắm ba ống trúc có gạo, muối, nước dưới chân mộ, dựa cái thang vào 3 ống trúc, đằng sau phía trên để cái bài vị.
- Bày hai mâm lễ cúng có chè, xôi, bông, trái cây, chung cúng trà rượu, giấy tiền vàng mã, một mâm trước mộ (dưới chân) để cúng vong và một mâm ở một nơi sạch sẽ gần đó để cúng thần.
- Cắm năm thẻ tre đã được dán bài vị ngũ phương ngũ thổ tôn thần ở bốn góc và giữa mộ.
- Thắp nhang trước mộ, mâm cúng thần và các bài vị tôn thần cũng như ở các ngôi mộ xung quanh.
- Để cây mía và lồng chim phía bên phải ngôi mộ.
III. Nghi thức cúng:
- Thắp nhang khấn xin chư vị tôn thần dẫn dắt linh hồn người chết về nghe kinh, chứng minh lễ khai mộ.
- Thầy tụng kinh thỉnh chư vị tôn thần và triệu linh, làm phép sái tịnh
- Gia đình chia nhau mỗi người một ít đậu, một người đại diện cầm cây mía, lồng chim theo thầy đi quanh mộ vừa niệm Phật, vừa rải đậu.
- Sau khi đi đủ ba vòng trở lại vị trí cũ, phóng sanh chim, đốt giấy tiền vàng mã, lạy tạ tôn thần và dẫn vong trở về nhà cúng an linh.
Đây thực ra là một nghi thức theo phong tục tập quán (chứa đựng nhiều điều chỉ căn cứ trên tinh thần "Xưa bày nay làm" - có ít nhiều sự sai biệt theo từng vùng, miền) thể hiện một cách rõ nét xu hướng dung hòa tam giáo: Phật, Khổng, Lão của người Việt Nam, đối với Phật giáo chỉ được xem là một "phương tiện" cứu khổ độ sinh. Bản thân người viết bài này chưa tìm được cứ liệu chính xác nên không dám lạm bàn.
Nhưng vì các thức cúng lễ hơi rườm rà, muốn chia sẻ với những người quan tâm - đặc biệt là người đang ở trong hoàn cảnh có người thân vừa mới qua đời - không bị bối rối khi thực hiện nghi thức này nên người viết mạo muội đưa lên diễn đàn bài này nhằm giúp mọi người có thêm thông tin tham khảo. Rất mong được sự chỉ dạy góp ý thêm.
I. Chuẩn bị: các thức cúng gồm
1. Một cái thang bằng bẹ chuối (nam 7 bậc, nữ 9 bậc : 7 vía và 9 vía), môt cây mía lao để cả ngọn, một ít tiền vàng mã
2. Hai bình bông, hai đĩa trái cây (1 cúng Thổ Thần đất đai, 1 cúng vong)
3. Ba ống trúc dài khoảng bốn tấc vót nhọn một đầu: 1 đựng muối, 1 đựng gạo, 1 đựng nước - bịt lại bằng nilon trên đầu
4. Bốn cây đèn cầy, một bó nhang lớn, 3 cây nhang trung (cở ngón tay út)
5. Năm thứ đậu (100 gram chung cho 5 thứ), năm thẻ tre dài 4 tấc vót nhọn 1 đầu (để làm bài vị cúng ngũ phương ngũ thổ tôn thần) có dán bùa trấn mộ.
6. Sáu chén chè, hai đĩa xôi, một bộ tam sênh (trứng, thịt, tôm)
7. Bảy cái chung, một bình trà, một xị rượu
8. Mười tám con chim để phóng sanh (thay cho gà)
* Lưu ý: Nên sử dụng chén, đĩa.. bằng nhựa dùng một lần - cúng xong để lại tại mộ luôn không dọn về.
- Khi đi ra mộ gia quyến nhớ mặc đồ tang, mang theo cái bài vị.
- Chuẩn bị sẵn ba mâm cơm canh để về nhà cúng an linh
II. Sắp đặt lễ cúng:
- Cắm ba ống trúc có gạo, muối, nước dưới chân mộ, dựa cái thang vào 3 ống trúc, đằng sau phía trên để cái bài vị.
- Bày hai mâm lễ cúng có chè, xôi, bông, trái cây, chung cúng trà rượu, giấy tiền vàng mã, một mâm trước mộ (dưới chân) để cúng vong và một mâm ở một nơi sạch sẽ gần đó để cúng thần.
- Cắm năm thẻ tre đã được dán bài vị ngũ phương ngũ thổ tôn thần ở bốn góc và giữa mộ.
- Thắp nhang trước mộ, mâm cúng thần và các bài vị tôn thần cũng như ở các ngôi mộ xung quanh.
- Để cây mía và lồng chim phía bên phải ngôi mộ.
III. Nghi thức cúng:
- Thắp nhang khấn xin chư vị tôn thần dẫn dắt linh hồn người chết về nghe kinh, chứng minh lễ khai mộ.
- Thầy tụng kinh thỉnh chư vị tôn thần và triệu linh, làm phép sái tịnh
- Gia đình chia nhau mỗi người một ít đậu, một người đại diện cầm cây mía, lồng chim theo thầy đi quanh mộ vừa niệm Phật, vừa rải đậu.
- Sau khi đi đủ ba vòng trở lại vị trí cũ, phóng sanh chim, đốt giấy tiền vàng mã, lạy tạ tôn thần và dẫn vong trở về nhà cúng an linh.
NGHI THỨC CÚNG LỄ KHAI MỘ MÔN:
NGHI THỨC LỄ KHAI MỘ MÔN
(Mở cửa mả)
(Dọn 2 mâm cúng, mỗi mâm có đèn nhang riêng để cúng vong và thần mả; sắm 5 ống tre: 1 ống đựng mè, 1 ống đựng đậu,1 ống đựng gạo, 1 ống đựng muối, 1 ống đựng nước, đầu ống bịt vải cột dây, đuôi ống vót nhọn để cắm ngang đầu mả; 1 cây mía lau cột chân một con gà; 5 cây thẻ sơn vôi trắng có vẽ bùa trấn mả cắm bốn góc mả và giữa núm mả; 1 cây thang ba nấc bằng cọng chuối dựng vô đầu mả; 1 gói năm thứ đậu để sư rải quanh mả ).
XƯỚNG: Tựu vị - Niệm hương - Lễ tam bái – Bình thân quỳ.
TÁN: Nam mô Hương vân cái Bồ tát (3 lần) ma ha tát.
ĐỒNG DẪN: Hương đăng thỉnh, hương đăng triệu thỉnh.
DẪN: Nhứt tâm triệu thỉnh: Đương sơn bổn sứ, Thổ địa Chánh thần, Ngũ phương mộ trạch sứ giả, lai đáo chứng tri, thọ thử cúng dường, thùy từ gia hộ.
DUY NGUYỆN: Thượng tuân Phật sắc, hạ mẫn phàm tình, khai mộ dẫn vong, nguyện thùy chứng giám.
ĐỒNG DẪN: Hương hoa thỉnh, hương hoa triệu thỉnh.
DẪN: Nhứt tâm triệu thỉnh, thượng hạ truy hồn tam sứ giả, đông tây thủ mạng nhị thần quang, tiếp dẫn phục vì vong, tánh ... nhứt vị thần (nữ:chánh) hồn. Lai phó mộ phần, thọ tài hưởng thực.
DUY NGUYỆN: Tam đồ lộ viễn, thích triệu lai lâm, thính pháp văn kinh, siêu thăng Lạc quốc.
DẪN: Thiết dĩ: Diêm, mễ, thủy thạnh tam đồng, tiểu trúc giá chủng nhứt chi, ức phụ mẫu dưỡng nhi chi lao khổ.
DẪN: Thần thê đăng tam cấp, niệm Tam cang, xuất Tam giới vãng Lạc bang.
DẪN: Thiết dĩ: ngũ chủng đậu tượng ngũ thường chi lý, phối Đại thừa chủng trí chi duyên, tiền Phật gia tứ chủng ư Tây thiên, chư tôn giả chủng vu Đông độ, tung thử thiền gia vi tổ, chủng miêu căn xứ xứ tục truyền, tế độ chư Phật tử hữu duyên, tiếp dẫn chúng sơ đăng giác lộ. Ngô kim phụng pháp, sái đậu thanh miêu (hốt đậu rải bốn phía nấm mộ).
-Nhứt sái đậu hương hồn siêu Tịnh độ,
-Nhì sái đậu hương hồn vãng Tây phương,
-Tam sái đậu đồng kiết diệp miêu căn, hộ tang chủ tăng long phước thọ.
DẪN: Thiết dĩ: Kê thinh ốc ốc, sầu thất mẫu, thống lạc quần, hốt đại minh khai mộ chi môn, nguyện vong giả thần hồn định tĩnh.
DẪN: Kim kê thăng giáng, thần đức ngũ thông, tiếp dẫn hương hồn, giải trừ quỷ mị, hung thần tốc xuất, kiết địa tân khai, Thổ thần ủng hộ hình hài, vong giả đắc an ninh siêu độ.
TỤNG: ( Sư đi trước, chủ tang cầm cây mía có cột con gà nơi gốc mía kéo đi theo Sư quanh mộ 3 vòng, Sư vừa đi vừa tụng): Công đức bảo sơn thần chú:Nam mô Phật đà da, Nam mô Đạt mạ da, Nam mô Tăng già da, Án, tất đế hộ rô rô, tất đô rô, chỉ rị ba, yết rị bà, tất đạt rị, bố rô rị, ta bà ha (3 lần).
XƯỚNG: (Thả gà) Án, linh linh tốc xuất hồng hồng tá ha ( Bạt tai cho con gà chu chéo lên rồi thả ra ).
TỤNG: Biến thực biến thủy chơn ngôn, cẩn đương trì tụng: Nam mô tát phạ ...(3 lần).
XƯỚNG: Trà châm - Lễ nhị bái – Bình thân quỳ.
TỤNG: Nam mô tố rô ... (3 lần).
XƯỚNG: Tái hiến trà châm - Lễ nhị bái – Bình thân quỳ.
TỤNG: Án, nga nga nẵng ... (3 lần).
XƯỚNG: Chung hiến trà châm - Lễ nhị bái - Bình thân quỳ.
TỤNG: Vãng sanh quyết định chơn ngôn: Nam mô A Di Đa bà dạ ... (3 lần).
TÁN: Ngũ phương đồng tử khai minh lộ, Thần kê linh hiển dẫn hồn quy, kim thời sái đậu hồn siêu thoát, khai mộ giải tà vĩnh an ninh.
Nam mô Tiêu tai giáng kiết tường Bồ tát (3 lần) ma ha tát.
XƯỚNG: Khai mộ môn sự tất, tang chủ kiền thiềng lễ tứ bái.
BÙA TRẤN MẢ
Sau buổi lễ”Khai Mộ Môn”, mấy anh em trai gặp gỡ và làm việc với “chủ nhân” nghĩa trang (người cai quản độc quyền bất thành văn bản bao quát tất cả dịch vụ từ đầu chí cuối cả khu vực nghĩa trang rộng lớn) để lên thiết kế và tính toán chi phí cho phần mộ Ba.
Mộ Ba được thiết kế theo cấu trúc một Thiền cảnh hướng Đông Bắc, diện tích gần 30 mét vuông. Gồm hai phần: Ba và Mẹ, có sân trước và trên là phần mộ. Phía trên tường hậu sinh phần Ba điêu khắc đắp nổi bằng bê tông hình tượng Trúc Hóa Long (trúc hóa rồng), sinh phần Mẹ (chuẩn bị trước sinh phần) điêu khắc đắp nổi bằng bê tông hình tượng Mai Hóa Phụng (Mai hóa chim phụng). Phía dưới là bia đá khắc hình Ba và bài thơ nguyên văn chữ Hán có cả phần dịch, viết về cuộc đời Ba. Cấu trúc như tấm bia có mái che. Phần nấm mộ được xây hình chân quỳ hình chữ nhật có hoa văn kép, trên nấm rãi sỏi trắng. Bia mộ được chọn một hòn đá tảng tự nhiên, trên đó khắc tên tuổi Ba và tên con cháu phụng lập cả chữ Hán và chữ quốc ngữ Việt. Một bàn thạch chân quỳ được đặt phía trước cho tiện việc sắp lễ mỗi khi tảo mộ. Xung quanh phần mộ được lát gạch đỏ truyền thống. Phía dưới thấp hơn trước mộ phần là sân lát gạch đỏ có cửa ra vào bằng trụ bê tông, trên đầu trụ gắn hoa sen.
Phía trước mộ phần có gốc thông già, dưới gốc thông là hòn đá tảng có khắc dòng chữ mộ phần và tên tuổi.
Sau khi bàn định xong việc sinh phần Ba, mấy anh em trai sắm sửa lễ tạ các chùa. Đến trưa thì hoàn mãn.
Xưa nay Ba là người chí hiếu. Nghe nhiều người kể lại, khi Ông Nội bệnh nặng, Ba là người túc trực ngày đêm, không quản khó nhọc hoặc nề hà bất cứ chuyện gì để chăm lo cho người bệnh.Ông Nội mắc bệnh tiêu chảy nên không chịu ăn uống mấy ngày liền vì sợ phiền con cháu lau dọn,ai ép ăn cũng không được, mọi người đều lo ngại.Ba từ tốn đến bên và thưa với Ông Nội: “Cha cứ dùng bất cứ thứ gì Cha thích, con sẽ chịu trách nhiệm lo cho Cha, Cha không ngại gì, con sẵn sàng làm bất cứ chuyện gì vì Cha, con rất thương Cha!”
Ông nội cảm động và bắt đầu ăn uống trở lại.
Ngoài ra, bằng lòng tận tụy và chân thật, Ba đã chinh phục Ông Nội thỉnh các Thầy về nhà làm lễ quy y Tam bảo ngay khi còn trên giường bệnh. Sau đó, khi mãn phần đều có thỉnh chư Tăng Ni hộ niệm tang lễ. Sau tang lễ, Ba đã phát tâm trường trai và trì tụng kinh Địa Tạng suốt 49 ngày đêm.
Nay cả gia đình noi gương hiếu hạnh của Ba, tổ chức ăn chay và bắt đầu ngày mai sẽ phát tâm tụng kinh hằng ngày để hồi hướng công đức cho Ba sớm liễu sinh thoát tử.
Chúng tôi đều một lòng cầu Phật gia hộ để thực hiện tốt tâm nguyện của cả gia đình. Trong quá trình trì tụng, tôi nghĩ Ba sẽ có mặt gia hộ cho cả gia đình, hơn nữa pháp lực nhiệm mầu sẽ giúp cả gia đình bớt khổ vượt qua sự mất mát to lớn này mà sống đời an vui hòa hiếu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tiếp dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét