Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

THẬP NHỊ PHÁP HÀNH NHẤT BỘ NHẤT BÁI (2010)



THẬP NHỊ PHÁP HÀNH NHẤT BỘ NHẤT BÁI (2010)
Sep 10, 2012 8:44 PMPublicPageviews 33 0


(MƯỜI HAI LĨNH VỰC THỰC TẬP MỖI BƯỚC MỘT LẠY)
Tác giả: TK. THÍCH CHỈNH TUỆ
(TUỆ NHẬT MẶC NHÂN)


Chân dung TUỆ NHẬT MẶC NHÂN
MỤC LỤC:
(MƯỜI HAI LĨNH VỰC THỰC TẬP MỖI BƯỚC MỘT LẠY)
Tác giả: TK. THÍCH CHỈNH TUỆ
(TUỆ NHẬT MẶC NHÂN)
I. LỜI ĐẦU:
II. THẬP NHỊ PHÁP HÀNH:
1. PHÁP ẤN TÂM MẪN
2. NHẤT BỘ NHẤT BÁI
3. PHẬT ÂN HOẰNG PHÁP
4. QUANG HUY ĐẠO LỘ
5. TUỆ CHIẾU HÙNG KIÊN
6. NGUYỆN LỰC HÀNH THÂM
7. AN HÀNH NHẤT TÚC
8. THÀNH TÂM HƯỚNG NGUYỆN
9. TRÚC LÂM THIỀN PHÁI
10. YÊN TỬ PHẬT ĐỈNH
11. QUỐC THÁI DÂN AN
12. HẠNH VIÊN QUẢ MÃN
III. PHẦN KẾT:
1.            THỂ THỨC PHÁT ĐẠI NGUYỆN TRONG PHẬT GIÁO:
2.            VÔ NIỆM, VÔ CẦU, VÔ NGUYỆN (VÔ TÁC)
3.            THÀNH TỰU ĐẠI NGUYỆN
IV. PHỤ LỤC:


I.       LỜI ĐẦU:

Đại đức THÍCH TÂM MẪN sinh ngày 6/10/1977 tại Quảng Nam, tục danh là Lê Minh. Xuất gia tu học tại chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn, Sài Gòn từ năm 2004, bổn sư truyền giới là Thượng tọa Thích Chân Tính, trụ trì Chùa Hoàng Pháp. Nhận thấy con đường tu tập kèm các công phu Thiền học của các bậc Thiền sư Trung Quốc, Ấn Độ, Tây Tạng, Việt Nam, Thầy phát nguyện hành trình về nguồn “Nhất Bộ Nhất Bái” để tìm lại các giá trị văn hóa, lịch sử Phật giáo. Những giá trị, kinh nghiệm về rèn luyện thân thể, pháp môn tu học, chánh kiến trên con đường chánh pháp. Đoạn đường trên 1.800 km. Đây là một phát nguyện lớn, gian khổ vì phải tiêu hao năng lượng mỗi ngày. Phải kiên định, giữ gìn sức khỏe theo thời khóa công phu mới làm được ứng với chánh niệm của 4 câu kệ :

Sám hối tội lỗi,
Cầu nguyện hòa bình,
Chí đạt quả Phật,
Hóa độ chúng sanh.

Đây là một phương pháp thực tập chính hiệu của nhà Phật, tôi từng chứng kiến nhiều bậc tôn túc suốt đời chỉ lễ lạy sám hối ba nghiệp: thân, khẩu và ý mà thành tựu đạo nghiệp. Tháng 6 năm 1993, tôi có dịp đến chùa Ấn Quang dâng vật phẩm cúng dường lên Trí Quang Thượng Nhân (HT. Thích Trí Quang) vào dịp giỗ Tổ Sư Vạn Phước. Sau khi báo vị Thị giả của Ngài, tôi ngồi đợi ngoài tịnh thất. Thỉnh thoảng tôi nghe tiếng chuông gia trì điểm kèm theo tiếng xướng lễ ấm áp. Hai tiếng đồng hồ sau thì Ngài lễ xong. Tôi bị chấn động thật sự khi đối diện và mục thị với pháp môn mà ngài hành trì, chỉ cần lễ lạy là thành tựu mọi thứ. Các chùa truyền thống của sơn môn Huế đều áp dụng pháp môn này rốt ráo vào mùa An cư Kiết hạ. Tất nhiên cũng tùy theo sở nguyện, phần lớn các ngôi chùa Việt Nam đều có áp dụng phương pháp thực tập này nhiều hay ít đều có.
Tôi có dịp sang Tây Tạng thì thấy phổ biến hơn về pháp môn này, người người hành hương lễ bái đầy đường: “Nhất Bộ Nhất Bái” “Tam Bộ Nhất Bái” “Thất Bộ Nhất Bái”, ... Những thành tựu về các lĩnh vực tu chứng tại đây rất lớn, đi tham quan các chùa Tây Tạng là sự minh chứng hùng hồn các thành tựu của công phu tu tập (các bạn có thể tìm hiểu qua phim ảnh hoặc sách vở).
Nếu bạn đã từng đến Tây Tạng thì việc Thầy Tâm Mẫn phát đại nguyện “Nhất Bộ Nhất Bái” là việc làm hợp lý, hợp với chính pháp. Tôi viết mười hai bài tứ tuyệt để đi sâu hơn về lĩnh vực tu tập này. Mỗi bài có một lời giảng giải ngắn để phương pháp thực tập rõ hơn. Ai cũng có thể thực hành được pháp môn này tùy theo trú xứ và sở nguyện.
Kính chúc an lành và thành tựu sở nguyện.
 
Kính bút

TK. THÍCH CHỈNH TUỆ
(TUỆ NHẬT MẶC NHÂN)







                                         法 印 心 憫
黃 德 整 慧 詩 題
法 力 嘉 持 願 捨 身
印 如 來 現 降 洪 恩
心 空 達 見 塵 勞 苦
憫 設 習 成 志 利 人
庚寅年季春 - 2010

Dịch âm:

1. PHÁP ẤN TÂM MẪN
Hoàng Đức Chỉnh Tuệ thi đề
PHÁP lực gia trì nguyện xả thân
ẤN Như Lai hiện giáng Hồng ân
TÂM không đạt kiến trần lao khổ
MẪN thiết tập thành chí lợi nhân
Canh Dần niên Quý Xuân - 2010
Dịch nghĩa:
1. PHÁP ẤN TÂM MẪN
Nhờ Pháp lực hộ trì nên phát nguyện dấng thân
Ấn chỉ Như Lai hiện thế ban cho ơn huệ lớn
Tâm rỗng rang thấy hết trần lao khổ hải
Thương tưởng tha thiết tựu thành chí hướng làm lợi người
Tháng 3 năm Canh Dần - 2010
Dịch thơ:
PHÁP lực gia trì nguyện dấng thân
ẤN Như Lai hiện giáng Hồng ân
TÂM không thấy hết trần lao khổ
MẪN thiết tựu thành chí lợi nhân
Tháng 3 năm Canh Dần – 2010
GIẢNG GIẢI: Trong việc hành trì tu tập pháp môn hằng ngày, ta nên dựa theo truyền thống, muốn pháp nguyện hành trì thêm ngoài thời khóa nên thỉnh giáo các bậc tôn túc, trưởng thượng và đại chúng để được dẫn dắt và hộ trì. Vì nếu ta tự ý làm có thể lạc lối rơi vào con đường tà giáo, tà kiến. Pháp lực gia trì là của chư Phật, Bồ tát hoặc Thánh Tăng, khi ta thỉnh ý các Thầy lớn và đại chúng là ta nương vào Pháp lực này, vì trong hàng Tăng già và đại chúng đều có chất chứa  năng lượng này.
Ấn Như Lai là ấn chỉ chính pháp truyền thống, đã được áp dụng vào đời sống tu tập của Tăng già và có hiệu quả chân thật để phục vụ quần sinh.
TÂM MẪN là pháp danh mà cũng là lòng thương tưởng rộng lớn, xuất phát chí hướng thực hành chính pháp để mong sớm thành tựu đạo nghiệp phổ lợi quần sanh. TNMN




                                          一 步 一 拜
黃 德 整 慧 詩 題
一 施 身 凡 奉 眾 生
步 持 無 畏 接 高 明
一 心 向 願 嘉 恩 福
拜 頂 金 身 得 太 平
庚寅年季春 - 2010

Dịch âm:
2. NHẤT BỘ NHẤT BÁI
Hoàng Đức Chỉnh Tuệ thi đề
NHẤT thí thân phàm phụng chúng sinh
BỘ trì vô úy tiếp cao minh
NHẤT tâm hướng nguyện gia ân phúc
BÁI đỉnh kim thân đắc thái bình
Canh Dần niên Quý Xuân - 2010
Dịch nghĩa:
2. MỘT BƯỚC MỘT LẠY
Một lòng bố thí thân phàm phục vụ muôn loài
Một bước trì niệm pháp vô úy (tâm không lo sợ) tiếp nối chí hướng các bậc cao minh đi trước
Một lòng hướng nguyện tô bồi ân nghĩa phúc báu
Lễ lạy đỉnh thiêng thân vàng (Phật thân) cầu được thái bình cho đất nước
Tháng 3 năm Canh Dần - 2010
Dịch thơ:
NHẤT thí thân này vì chúng sinh
BỘ trì nối tiếp chí cao minh
NHẤT tâm hướng nguyện thêm ân phúc
BÁI đỉnh Phật thân được thái bình
Tháng 3 năm Canh Dần - 2010
GIẢNG GIẢI: “Phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật”, vì vậy mọi sở nguyện và hành vi của hành giả phải xuất phát, hướng đến ý nghĩa, mục đích đó. Hành giả phải luôn tâm niệm: tiếp nối sự nghiệp của các bậc cao minh, thạc đức đi trước, gọi là “Truyền Đăng Tục Diệm”. Ân và Phúc là hai lĩnh vực cơ bản và mật thiết, người biết ân nghĩa mà đáp đền tức có phúc báu hiện thời để tựu thành sự nghiệp lớn, vô Ân ắt gặt quả ác vô Phúc. Việc phát đại nguyện hành trì cũng vậy, trước hết là hồi hướng công đức cầu nguyện: “Thế giới hòa bình, nước nhà hưng thịnh, nhân dân an lạc, gia đình hạnh phúc”. TNMN







                        佛 恩 弘 法
黃 德 整 慧 詩 題
佛 道 興 傳 作 地 靈
恩 深 宗 祖 啟 真 經
弘 揚 正 教 安 生 眾
法 度 利 行 廣 道 玄
庚寅年季春 - 2010

Dịch âm:

3. PHẬT ÂN HOẰNG PHÁP
Hoàng Đức Chỉnh Tuệ thi đề
PHẬT đạo hưng truyền tác địa linh
ÂN thâm Tông Tổ khải chơn kinh
HOẰNG dương chính giáo an sinh chúng
PHÁP độ lợi hành quảng đạo huyền
Canh Dần niên Quý Xuân - 2010
Dịch nghĩa:
3. ƠN PHẬT ĐỘ TẠI CHÙA HOẰNG PHÁP
Đạo Phật hưng truyền trở thành mảnh đất linh thiêng
Ơn sâu Tổ Tông khai mở chơn kinh
Truyền bá rộng khắp chính pháp an sinh chúng
Pháp cứu độ thực hành mang đến lợi lạc mở rộng đạo thiêng
Tháng 3 năm Canh Dần – 2010
Dịch:
PHẬT đạo hưng truyền thành đất linh
ÂN sâu Tông Tổ mở chơn kinh
HOẰNG dương chính giáo an sinh chúng
PHÁP độ lợi hành rộng đạo thiêng
Tháng 3 năm Canh Dần – 2010
GIẢNG GIẢI: “Phật Ân” là ơn lớn của chư Phật: khai mở cho chúng sanh thấy rõ và thực hành pháp an lạc tự thân (Ngộ Nhập Tri Kiến Phật). Trước là tự độ mình, giải thoát cho mình sau đó là giúp người khác tu tập pháp giải thoát (Tự độ và độ tha). Chùa Hoằng Pháp ở huyện HócMôn, Sài Gòn được Tổ đức khai sáng và duy trì pháp Phật từ xưa,  biến mảnh đất ấy thành chốn Tổ linh thiêng, đó cũng là Ân Phật. Hiện nay, chùa Hoằng Pháp được xem là nơi tu tập cho hàng xuất gia và cư sĩ tại gia quy tụ đông nhất khu vực. Thực ra, Phật giáo xem trọng sự duy trì chính pháp hơn, không tính số lượng. Đông nhất mà không duy trì chính pháp cũng sẽ nhanh suy tàn.

(còn tiếp)



BÀI ĐỌC THÊM:
QUAN ÂM BẢO ẤN TÂY TẠNG VÀ NGHI TIẾT GIA TRÌ TRANH CHỮ TRẤN PHONG THỦY.
1. QUAN ÂM BẢO ẤN (NGỌC ẤN QUAN ÂM):
Tôi có dịp tham quan hành hương đất Phật Tây Tạng 2 lần, một lần vào tháng 5. 2009 và lần hai vào tháng 4. 2010, thăm cao nguyên Thanh Tạng.
Di sản văn hóa Phật giáo và thành tựu tu chứng Mật tông có thể nói đứng hàng đầu thế giới.
DI SẢN VĂN HÓA PHẬT GIÁO:
Dựa trên lịch sử, Tây Tạng trước đây có nhiều chùa và nhiều tu viện lớn (có nơi trên 5.000 tu sĩ tu học) hình thành hệ đào tạo từ thấp lên cao. Có nhiều chùa to lớn như một hệ thống trường Đại học có chương trình đào tạo hoàn chỉnh. Bao gồm Nội điển và Ngoại điển được phân cấp theo trình độ tu chứng. Bao gồm rất nhiều lĩnh vực: Hệ thống Kinh Luật Luận (Đại Thừa), Y Dược, Ngoại ngữ, Chính trị,  Khoa học, Xã hội, Văn học, ... Nói chung đào tạo tu sĩ để sau này lãnh đạo, điều hành đất nước.
Cung Potala là thủ phủ tây Tạng. Vào thăm cung Potala thuộc Lasha, Tây Tạng bạn sẽ sững sờ. Cung điện cao 14 tầng, cấu trúc bằng gỗ,  các tầng xây dựng bằng một loại sợi cây (như là cây mây vậy) và đắp đất trộn với bột đá vôi, sơn màu trắng và màu huyết dụ. Bao gồm trên cả ngàn điện Phật lớn nhỏ. Gồm 13 Bảo Tháp bằng vàng ròng hoặc bằng bạc, Bảo Tháp được đính hàng ngàn viên ruby và ngọc đá quý, thờ nhục thân của 13 đời Lama (Lama: Vua Pháp, tu sĩ thống lãnh đất nước nên được xem như vị Quốc Vương, đó là điều đặc biệt của xứ sở Tây Tạng). Tranh và Tượng cổ vô số kể (trên 30 ngàn bức tranh và trên 20 ngàn pho tượng đều được bảo tồn như cổ vật quý hiếm). Đặc biệt, trong lịch sử Tây Tạng, người dân không sử dụng vàng bạc đá quý, họ có đều đem cung tiến cho chùa. Cung Potala tồn tại cả ngàn năm nay vẫn bền vững.
HUYỀN THOẠI LỊCH SỬ TÂY TẠNG: (theo lời kể của Hướng dẫn viễn du lịch)
Từ cổ xưa, có đức Quan Âm chọn hang động rất đẹp (CUNG POTALA bây giờ) làm nơi Thiền định tu tập. (Hình tượng Phật Quan Âm của người Tạng dưới hình tướng nam giới, không như các nơi khác là hình tướng nữ giới). Sau một thời gian dài, ngài chứng ngộ đạo huyền. Ánh hào quang tỏa sáng khắp nơi, chiếu soi cho mọi loài chúng sinh thoát khỏi vòng mê lầm, u tối. Nằm sâu thẳm trong hang động có một “Yêu Nữ” đã nhiều kiếp hóa đá trong sầu thảm tối tăm, lạnh lẻo. “Yêu Nữ” chợt thấy hào quang chiếu diệu bèn hiện ra quỳ dưới chân Ngài lễ lạy, cầu xin: “Bạch ngài hãy thương xót kiếp sống tù đày “Yêu Nữ” hóa đá hàng trăm kiếp của con, xin Ngài gia ân cứu độ”. Do lòng từ bi vô hạn, ngài ra tay cứu giúp, bằng cách cưới “Yêu Nữ” làm vợ. (Đây là chuyện cứu độ kỳ lạ có một không hai). Sau đó, “Yêu Nữ” sinh ra 6 người con, tức là 6 dân tộc Tạng bây giờ. Vì vậy, đã là con dân tộc Tạng bất cứ ở đâu, phải có bổn phận hướng về hang động POTALA, hoặc chùa của người Tây Tạng để lễ lạy (năm vóc sát đất) khấu đầu xin Ngài ban ân phúc. Được vậy mới mong có đời sống bình an hưởng phúc báu.
Kết luận: Dân tộc Tạng tự hào là con của Phật Quan Âm nên dân Tạng chứa đầy lòng từ bi, nhân hậu. Ngoài ra, dân tộc Tạng cũng có dòng máu của “Yêu Nữ” nên cũng có tính chất ranh mãnh, quỹ quái.
Tôi nghe câu chuyện huyền thoại này, một dân tộc có đến 60 phần trăm là tu sĩ Phật giáo, họ quả là chân thật và rõ ràng cởi mở.
Khi chúng tôi vào tham quan, cảnh sát an ninh Trung Quốc kiểm soát rất nghiêm ngặt, không được mang bất cứ thứ gì vào cung, cảm giác như khi lên máy bay.
Sau đó chúng tôi sang thăm chùa vàng Đại Chiêu mới có dịp diện kiến và đảnh lễ các vị Lama. Và nhờ nhân duyên này, tôi được thỉnh Ngọc Ấn Quan Âm tại đây, từ tay một vị Phật sống trao truyền.
Quan Âm Bảo Ấn (Ngọc Ấn Quan Âm), xuất phát là pháp khí của Mật Tông Tây Tạng sau đó được biến hóa thành pháp khí của Phật Giáo người Hoa.
Ngọc Ấn Quan Âm được sử dụng trong nghi thức truyền thụ quy giới và lễ chú nguyện khai quang, điểm nhãn, hoặc dùng pháp lực gia trì để trị bệnh. Linh ứng đối với phép tẩy trừ độc khí và ma chướng làm mê muội thân tâm và u ám không gian sinh hoạt. Phép tẩy trừ và chú nguyện được áp dụng theo nghi thức Mật Tông, Tây Tạng.



TUỆ NHẬT MẶC NHÂN tọa thiền trước cung POTALA – LAHSA, TÂY TẠNG


 TUỆ NHẬT MẶC NHÂN cùng thành viên đoàn công tác
Diện kiến Phật Sống (Đức Lama 85 tuổi), THANH TẠNG, TÂY TẠNG.(4.2010)











QUAN ÂM NGỌC ẤN



Chữ TUỆ - ĐUỐC TUỆ SOI SÁNG THẾ GIAN MÊ LẦM





Chữ ĐẠT TRÍ – THÀNH TỰU THÁNH TRÍ

2. NGHI TIẾT GIA TRÌ TRANH CHỮ TRẤN PHONG THỦY:
(còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét