(MƯỜI HAI LĨNH VỰC
THỰC TẬP MỖI BƯỚC MỘT LẠY)
Đại đức THÍCH TÂM MẪN sinh ngày 6/10/1977 tại
Quảng Nam,
tục danh là Lê Minh. Xuất gia tu học tại chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn, Sài Gòn từ
năm 2004, bổn sư truyền giới là Thượng tọa Thích Chân Tính, trụ trì Chùa Hoàng
Pháp . Nhận thấy con đường tu tập kèm các công phu Thiền học của các bậc Thiền
sư Trung Quốc, Ấn Độ, Tây Tạng, Việt Nam, Thầy phát nguyện hành trình về
nguồn “nhất bộ nhất bái” để tìm lại các giá trị văn hóa, lịch sử Phật giáo.
Những giá trị kinh nghiệm về rèn luyện thân thể, pháp môn tu học, chánh kiến
trên con đường chánh pháp. Đoạn đường trên 1.800 km. Đây là một phát nguyện
lớn, gian khổ vì phải tiêu hao năng lượng mỗi ngày. Phải kiên định, giữ gìn sức
khỏe theo thời khóa công phu mới làm được ứng với chánh niệm của 4 câu kệ :
Sám hối tội lỗi,
Cầu nguyện hòa bình,
Chí đạt quả Phật,
Hóa độ chúng sanh.
Đây là một phương pháp
thực tập chính hiệu của nhà Phật, tôi từng chứng kiến nhiều bậc tôn túc suốt đời
chỉ lễ lạy sám hối ba nghiệp: thân, khẩu và ý mà thành tựu đạo nghiệp. Tháng 6
năm 1993, tôi có dịp đến chùa Ấn Quang dâng vật phẩm cúng dường lên Trí Quang
Thượng Nhân (HT. Thích trí Quang) sau dịp giỗ Tổ Vạn Phước. Sau khi báo vị Thị
giả của Ngài, tôi ngồi đợi ngoài tịnh thất. Thỉnh thoảng tôi nghe tiếng chuông
gia trì điểm kèm theo tiếng xướng lễ ấm áp. Hai tiếng đồng hồ sau thì Ngài lễ
xong. Tôi bị chấn động thật sự khi đối diện và mục thị với pháp môn mà ngài
hành trì, chỉ cần lễ lạy là thành tựu mọi thứ. Các chùa truyền thống của sơn
môn Huế đều áp dụng pháp môn này rốt ráo vào mùa An cư Kiết hạ. Tất nhiên cũng
tùy theo sở nguyện, phần lớn các ngôi chùa Việt Nam đều có áp dụng phương pháp thực
tập này nhiều hay ít đều có.
Tôi có dịp sang Tây Tạng
thì thấy phổ biến hơn về pháp môn này, người người hành hương lễ bái đầy đường.
Những thành tựu về các lĩnh vực tu chứng tại đây rất lớn, đi tham quan các chùa
Tây Tạng là sự minh chứng hùng hồn các thành tựu của công phu tu tập.
Nếu bạn đã từng đến Tây
Tạng thì việc Thầy Tâm Mẫn phát đại nguyện “Nhất Bộ Nhất Bái” là việc làm hợp
lý, hợp với chính pháp. Tôi viết mười hai bài tứ tuyệt để đi sâu hơn về lĩnh vực
tu tập này. Mỗi bài có một lời giảng giải ngắn để phương pháp thực tập rõ hơn.
Ai cũng có thể thực hành được pháp môn này tùy theo trú xứ và sở nguyện.
Kính chúc an lành và
thành tựu sở nguyện.
Kính bút
TK. THÍCH CHỈNH TUỆ
(TUỆ NHẬT MẶC NHÂN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét