TIẾT XUÂN HÀNH HƯƠNG PHỦ GIÀY
Khai hội chợ Viềng
Nam
Định
黃德整慧詩題
顯 生 過 半 在 空 門春 送 北 河 長 遠 方
香 宛 餅 吾 供 養 佛
棘 甘 莖 坶 獻 僧 功
永 仙 茶 寶 香 精 雪
風 默 紅 桃 色 清 涼
園 市 會 開 無 盡 喜
筆 開 龍 寺 春 安 常
南定省務本縣金泰社
龍雲寺己丑新年 - 二零零九年
Âm:VÂN CÁT LONG VÂN TỰ XUÂN NHẬT
Hoàng Đức Chỉnh Tuệ thi đề
Hiển sinh quá bán tại Không mônXuân tống Bắc hà trường viễn phương
Hương uyển, bính ngô cung dưỡng Phật
Cức cam, hành mẫu hiến Tăng công
Thủy tiên trà bảo hương tinh tuyết
Phong mặc, hồng đào sắc thanh lương
Viềng thị hội khai vô tận hỷ
Bút Khai Long Tự, Xuân an thường.
Nam Định Tỉnh, Vụ Bản Huyện, Kim Thái Xã
Long Vân Tự, Kỷ Sửu Tân niên -
2009
Dịch:NGÀY XUÂN CHÙA LONG VÂN LÀNG VÂN CÁT
Hoàng Đức Chỉnh Tuệ thi đề
Hiển hiện nửa đời chốn cửa Không Đón Xuân đất Bắc bao chờ trông
Oản thơm, bánh cốm cúng dàng Phật
Xôi gấc, muối hành dâng Tổ đường
Chè mạn, thủy tiên hương tịch tịnh
Mặc lan, đào đỏ sắc thanh lương
Chợ Viềng khai hội vui vô tận
Khai bút Long Vân, Xuân diệu thường.
Tỉnh Nam
Định, Huyện Vụ Bản, Xã Kim Thái
Chùa Long Vân, Mùa Xuân năm Kỷ Sửu -
2009Ngay từ sáng ngày mồng 6 tết Âm lịch (tức ngày 28/01 dương lịch), không khí chuẩn bị cho chợ phiên đã bắt đầu diễn ra rầm rộ và gấp gáp, tới chiều cùng ngày mọi công việc chuẩn bị đã cơ bản hoàn thành. Không giống như mọi năm, năm nay thời tiết có nhiều thuận lợi cho du khách từ nhiều nơi đi chạy hội. Chưa tới thời điểm diễn ra hội chợ nhưng từ khắp các tuyến đường ra vào xã Trung Thành người và xe đã nườm nượp, nhiều đoạn cũng đã bắt đầu xuất hiện tình trạng kẹt xe.
Năm nay, để tiện cho việc bà con và khách thập phương về thăm quan và đi lễ hội. Chợ Viềng được mở sớm hơn so với mọi năm và kéo dài trong 2 ngày mồng 7 và mồng 8 tết Âm lịch. Theo ông Trần văn Quân trong ban tổ chức thì: “Chợ Viềng năm nay cũng có nhiều nét mới hơn so với những năm trước, ngoài những món hàng truyền thống như nông cụ, cây cảnh, cây giống, đồ đồng, mây tre đan, thịt…thì hội chợ còn ưu tiên cho các công ty, doanh nghiệp lớn như bigc, gốm sứ… quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng.”
An ninh hội chợ cũng được thắt chặt và quản lý chặt chẽ hơn mọi năm. Ngay từ khâu chuẩn bị, ban tổ chức đã lên kế hoạch quy định mức giá thu giữ xe, các mặt hàng được phép buôn bán và các mặt hàng cấm, các trò vui chơi giải trí diễn ra trong hội chợ. Các đội tuần tra, các chốt canh được bố trí trên khắp các tuyến đường dẫn vào hội chợ đảm bảo an toàn giao thông và tránh tình trạng tắc nghẽn trong thời gian diễn ra hội chợ.
Tiếng là "hội chợ" nhưng chợ Viềng không mua bán những sản phẩm ngoại lai cao cấp, hào nhoáng đắt tiền như ở các hội chợ lớn khác. Sản phẩm được đem ra mua bán ở đây chủ yếu là cây trồng, nông cụ, thực phẩm: từ các loại cây ăn quả tới cây cảnh, cây hoa, cây chanh, cây ớt. Và sau nữa là đến các vật dụng sản xuất nhỏ của nhà nông như cái cuốc, cái cày, cái liềm…
Người ta có thể tìm mua ở đây từ cây kim, cuộn chỉ tới những con dao, cái kéo, các vận dụng nhỏ như đôi quang, cái đòn gánh cùng hàng ngàn thứ vật dụng linh tinh khác. Ngoài ra còn có thứ thực phẩm được người bán kẻ mua rất ưa thích, coi đó như hương vị của hội chợ, có thể làm quà cho cả gia đình. Giá cả lại rất phải chăng, hợp với túi tiền của "người nhà quê".
Ở chợ phiên này người bán cũng như người mua có tục không hề nói thách hay mặc cả. Đây là một nét duyên của chợ quê truyền thống chỉ còn rất ít nơi lưu giữ được. Hình như "người bán, người mua" ở đây mang nặng một ý thức tâm linh nào đó, người ta chỉ cần bán hoặc mua được một vật gì đó dù rất nhỏ, thì người bán hay kẻ mua đều gặp nhiều may mắn tốt lành, và cả đôi bên đều cùng vui vẻ hả hê ra về đi lễ chùa cầu may cầu lộc.
Chính vì vậy hội chợ Viềng ngày xưa còn có tên gọi là chợ Cầu May. Hội chợ Viềng, nằm ở xóm phố xã Trung Thành. Bao xung quanh nó là cả một quần thể di tích lịch sử văn hóa, như đình chùa, đền, miếu, phủ, gồm có phủ Vân Cát, lăng tẩm, lăng Mẫu, đền Vua, chùa Long Vân, Phủ Tiên Hương...là những di tích đã tồn tại qua nhiều thế kỷ.
Cả quần thể di tích trên chủ yếu là thờ bà chúa Liễu Hạnh một nhân vật dân gian vừa mang tính hiện thực vừa mang tính huyền thoại…Bà được dân gian phong Thánh, được coi là bà Chúa, bên cạnh đó là rất nhiều những sự tích, những câu chuyện xoay quanh cuộc đời của bà Chúa Liễu. Tất cả đã đi vào tiềm thức của mỗi người dân nơi đây. Về với chợ Viềng không đơn giản chỉ là về một ngôi chợ để bán, để mua mà đây còn là cơ hội để đi lễ chùa, đền phủ Bà Chúa để cầu may cầu lộc đầu xuân, an lành hạnh phúc cho cả gia đình.
Đầu xuân đi chợ Viềng
Nam
Định
Chợ Viềng mở chính thức vào
ngày mồng 8, nhưng ngay từ chiều ngày mồng 7 tháng Giêng đã có rất nhiều người ở
khắp các địa phương mang hàng hóa về bày bán. Câu ca dao cổ còn lưu truyền đến
ngày nay: “Chợ Viềng năm có một phiên/ Để cho trai gái tốn tiền trầu cau” như lời
mời gọi du khách gần xa dừng chân du xuân chợ Viềng Nam Định cho dù dẫu chưa một lần tường
tận gốc tích của phiên chợ độc đáo này! Trước đây, Nam Định có tới bốn chợ Viềng
cùng tồn tại, đó là chợ Viềng Phủ Giày (Vụ Bản), chợ Viềng Nam Giang (Nam Trực),
chợ Viềng Nghĩa Thịnh (Nghĩa Hưng) và chợ Viềng Mỹ Trung (Mỹ Lộc) nhưng bây giờ
thu hút du khách nhiều nhất vẫn là Viềng Vụ Bản và Viềng Nam Trực. Mỗi chợ đều
có nét độc đáo riêng nhưng tựu chung đây là hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng
cộng đồng đầu xuân của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước từ xa xưa.Đến với phiên chợ đầu năm, khách thập phương dễ nhận thấy tại đây bày bán đa phần là các sản phẩm nông nghiệp từ cái cày, cái cuốc cho đến cơ man nào là giống cây, giống con, đồ cổ và cả đồ giả cổ. Điều làm nên nét duyên của phiên chợ Viềng xuân chính là ở ý nghĩa cầu may trong năm mới, mong muốn sản xuất gặp mưa thuận, gió hòa, làm ăn phát đạt quanh năm. Bên cạnh đó, đi chợ cũng là một thú vui, được sống trong không khí mà cả người bán và người mua đều rất vui vẻ. Đắt rẻ không còn quan trọng, miễn là mua được thứ mình ưng ý nhất. Về chợ Viềng, ai cũng muốn mua được cây, mua được may mắn. Người thành phố chọn mua cây hoa, cây thế, người ở các miền quê thỏa thê tìm kiếm các giống cây đặc sản như nhãn lồng, vải thiều, quýt không hạt…Người mua cũng để cầu may mà người bán cũng vậy, chính vì lẽ đó mà nhiều du khách ở thành thị sẽ hết sức ngạc nhiên khi thấy trong phiên chợ bày bán cả những dụng cụ nông nghiệp đã qua sử dụng. Dù mua hay không mua nhưng họ đều tặng nhau những nụ cười, những câu nói tươi tắn ngày xuân. Với người dân Nam Định, đi chơi chợ Viềng đầu năm đã trở thành một thói quen không dễ gì thay đổi được, những bạn trẻ thì coi đây là chuyến du xuân tuyệt vời trong năm. Uớc tính phiên chợ này hàng năm thu hút không dưới hàng chục nghìn người từ Hà Nội về, từ Hải Phòng sang, từ Ninh Bình, Thanh Hóa ra để được đắm chìm trong lung linh, huyền diệu của chợ Viềng xuân. Khách thập phương thường lấy lộc kết hợp luôn cả đi lễ chùa, lễ phủ vì ở Viềng Nam Trực có chùa Đại Bi thờ Từ Đạo Hạnh còn chợ Viềng Vụ Bản có phủ thờ thánh mẫu Liễu Hạnh, một trong “Tứ Bất Tử” được truyền tụng trong dân gian cả ngàn đời nay.
Du xuân chợ Viềng, mấy ai từ chối món truyền thống tại các quầy bán phở, bán bún, được bày bán la liệt trên các sạp, các bàn, thậm chí cả nong nia trên đường vào chợ ngày xuân. Hầu như ai cũng có ý thức mang lộc từ chợ, từ đất Thánh về lấy may! Trong bốn điểm chợ Viềng ở Nam Định thì chợ Viềng Phủ Giày (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản) là đông đúc hơn cả vì thuận tiện đường đi lại và là điểm tham quan danh thắng đền phủ có sức hút lớn. Đây cũng là nơi lượng hàng hóa được tiêu thụ nhiều nhất. Mọi người cứ đi hội, đi mua thực phẩm đặc sản đem về hoặc mời nhau ăn một bát bún, bát phở, một đĩa sào... để thưởng thức hương vị ngày xuân, trong tâm thức luôn luôn có sự cầu may.
Chợ Viềng đầu Xuân là hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng cộng đồng, biểu thị nền kinh tế phồn thực của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Mỗi năm du khách thập phương tới đây ngày một đông hơn, mặc dù phiên chợ đã ít nhiều mang đôi chút tính chất thương mại nhưng ý nghĩa cầu may thì vẫn còn vẹn nguyên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét