Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

CLB KẾT NỐI TRÁI TIM - NHẬT KÝ HÀNH HƯƠNG TỪ HÀ NỘI ĐI HÀ TĨNH, QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ NGÀY 12/7/1012



CLB KẾT NỐI TRÁI TIM - NHẬT KÝ HÀNH HƯƠNG TỪ HÀ NỘI ĐI HÀ TĨNH, QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ NGÀY 12/7/1012
Jul 13, 2012 7:16 AMPublicPageviews 106 0
CLB KẾT NỐI TRÁI TIM - NHẬT KÝ HÀNH HƯƠNG TỪ HÀ NỘI ĐI HÀ TĨNH, QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ NGÀY 12/7/2012


NGÀY 4.7. 2012:
Thông qua cô giáo Thanh Thủy, Hiệu trưởng trường THCS Uy Nỗ, thuộc Đông Anh - Hà Nội, giới thiệu CLB KẾT NỐI TRÁI TIM tại Hà Nội với chúng tôi.
Tôi có chuyến đi dài 5 tuần lễ từ Nam ra Bắc vừa mới hoàn thành xong, vì vậy, nghe lời mời tiếp tục chuyến hành hương khác, lòng thấy ái ngại.

Chị Thanh Thủy kể sơ lược về hoạt động từ thiện thời gian qua của CLB, với sự tha thiết và rất cảm tình, yêu thương các cháu, rằng đại diện CLB muốn gặp tôi để tiếp xúc, xin tôi cho cái hẹn. Tôi đành nhận lời.

http://thanhthuy1959.vnweblogs.com/

Vậy là chúng tôi gặp nhau tại "HOÀNG TRÀ QUÁN", đường Nguyễn Thị Thập, P. Trung Hòa Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội,  trong không gian đầm ấm, đạo vị, vừa uống trà vừa trò chuyện.




Lần dầu, tôi gặp chị Tuyết Lan và Phương Lan, cả hai đều là phụ huynh vừa là cố vấn cho CLB, các chị nhanh nhẹn, nhạy cảm và tháo vác. Trên hết, họ là người biết quý trọng tình cảm và tâm huyết. Đó là cái khó để cho tôi từ chối chuyến đi.

Những năm gần đây có rất nhiều CLB ra đời, trên địa bàn cả nước số lượng nhiều vô số kể, hoạt động trên nhiều lĩnh vực của đời sống. Đó là một hiện tượng tốt, những tổ chức thiện nguyện như thế mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Đặc biệt, Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ cho những tổ chức mang tính nhân văn và an sinh xã hội, phục vụ cộng đồng.
CLB KẾT NỐI TRÁI TIM tại Hà Nội là một trong những tổ chức thiện nguyện như thế. Qua tiếp xúc, chị Tuyết Lan cho biết: "Trên bình diện giáo dục, kết hợp giữa gia đình với nhà trường, với đoàn thể xã hội, với tư cách là phụ huynh, chị muốn hướng học sinh, sinh viên hình thành những hoạt động mang tính thiết thực, hữu ích và thực tế để tuổi trẻ có những cơ hội tiếp xúc thực sự, học hỏi, rút ra được những bài học kinh nghiệm từ thực tế cuộc sống sinh động, để tự các cháu xây dựng cho mình nhân cách sống hướng thượng, mở ra đường hướng sống có phẩm chất tốt, đóng góp phần mình vào lợi ích chung cho xã hội, cộng đồng".

Lý tưởng này cũng phù hợp với đường hướng nhà Phật. Đã có những trường hợp, họ ít đi chùa, lễ bái hoặc học hỏi thực tập giáo lý, nhưng xu hướng sống của họ rất gần với lý tưởng nhà Phật. Từ thái độ cử chỉ đến nề nếp sinh hoạt gia đình hằng ngày, đối nhân xử thế, và nhất là xu hướng họ đang đeo đuổi, hoài vọng rất hợp lý, cao đẹp, hướng thiện. Tôi cho rằng, có lẽ hạt giống Phật Pháp tổ tiên đời trước của họ đã truyền trao lại cho họ.

Tôi nói chuyện một ít về hướng tư duy, thái độ sống và nhất là cảm quan về vũ trụ và con người đối với quan niệm của đạo Phật. Trình bày những liên quan mật thiết giữa khổ đau và hạnh phúc, gia đình và xã hội, cha mẹ và con cái, ... của sự sống đang tiếp diễn từng giờ, từng phút xung quanh chúng ta hết sức mầu nhiệm. Phương hướng thực tập nuôi dưỡng thương yêu để chia sẻ, gắn bó, để sống đời hạnh phúc an lạc, cộng trụ, ...

Và tôi đồng ý tháp tùng chuyến hành hương Quảng Trị như một bài thực tập về nuôi dưỡng yêu thương vói cộng đồng, với quá khứ bi tráng của dân tộc. Tôi nhận phụ trách phần hướng dẫn hành lễ truyền thống tại các nghĩa trang liệt sĩ, thuyết giảng những bài pháp thoại ngắn đễ hướng dẫn các cháu sống, học tập và hướng thiện. Tôi đề nghị bổ sung, điều chỉnh lại chương trình hành hương cho phù hợp, hành trình rất dài và quá nặng đối với các cháu đang còn rất trẻ.

Tôi hỏi thăm về các bước chuẩn bị, thì ra các chị là những người hướng dẫn các cháu thật chu đáo, tận tâm và rất bài bản. Chương trình được thiết kế, đạo diễn của hai khách mời dày dạn kinh nghiệm: Nhà báo Lê Bá Dương và Nhà thơ Thạch Cầu (Đặng Ngọc Thăng). 


KẾ HOẠCH HÀNH HƯƠNG GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG
CỦA CLB “KẾT NỐI TRÁI TIM” TẠI QUẢNG TRỊ
(Tháng 7/2012)

Câu lạc bộ từ thiện “Kết Nối Trái Tim”  là tổ chức tự nguyện do 05 sáng lập viên hiện đang là học sinh của các trường PTTH chuyên ngoại ngữ, THCS Giảng Võ và Hanoi Academy thành lập từ tháng 11/2011.  Tuân thủ tôn chỉ, mục đích hoạt động của CLB được xác lập từ khi thành lập, trong thời gian qua CLB đã liên tục tổ chức nhiều hoạt động hướng thiện một cách thiết thực và hiệu quả như: chương trình “Đem yêu thương về Hà Nam” tháng 11/2011, chương trình “Bánh chưng ấm lòng Xuân về” ở Bắc Kạn tháng 1/2012 và ngoài ra là rất nhiều chuyến đi giao lưu từ thiện tới các trung tâm nuôi trẻ mồ côi, trung tâm BTXH ở một số tỉnh thành và các bệnh viện lớn ở Hà Nôi…

Năm nay, trong khuôn khổ kết nối những trái tim nhân thiện, CLB quyết định tổ chức cuộc hành hương truyền thống về nguồn với điểm đến là Quảng Trị - một không gian đậm đặc những sự kiện lịch sử tráng hùng trong hành trình chiến tranh giải phóng của dân tộc.

Để thực hiện tốt các mục tiêu và cũng là tâm nguyện của tập thể CLB  được thực hiện trọn vẹn, Ban điều hành cuộc hành hương rất mong nhận được sự đồng thuận cũng như sự hỗ trợ về mọi mặt của lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể các địa phương - trực tiếp là Hội CCB, Hội Nhà Báo tỉnh Quảng Trị… Ban điều hành chương trình của CLB xây dựng kế hoạch  cụ thể như sau:
A
            1/  Mục đích:  Chuyến đi từ thiện ở Quảng Trị lần này nhằm mục đích giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay về những hy sinh xương máu của thế hệ cha anh đi trước và khơi dậy lòng tự hào dân tộc ở các bạn trẻ, tổ chức một số hoạt động từ thiện để tri ân các CCB và gia đình thương binh liệt sỹ. 

2/ Tổ chức điều hành: Dự kiến Ban điều hành gồm:
Đại diện Ban cố vấn CLB: Bà Trương Tuyết Lan, ĐT: 0904171701
Ban chủ nhiệm và thành viên CLB gồm: Ngô Thuỷ Tiên, Hoàng Linh Chi, Hoàng Lan Chi, Dương Thái Anh, Lê Quang Thái, Đỗ Bùi Đại Dương và Nguyễn Tuấn Anh
Phía địa phương: Trân trọng mời :
Đại diện Hội Nhà Báo Quảng Trị:
-         Nhà Báo Phan Thị Thanh Minh – Phó chủ tịch thường trực Hội nhà báo tỉnh Quảng Trị ĐT: 0944281678
          Đại diện Hội CCB  Quảng Trị:
- Ông Nguyễn Quang Thục - Phó ban tổ chức chính sách hội CCB tỉnh
  Quảng Trị  - ĐT: 0983207195
- Ông  Nguyễn Xuân Quy - Đại diện đội tuyên văn Tỉnh hội CCB Quảng Trị - ĐT: 0989 976988
   Tham gia phối hợp hoạt động tại Hà Tĩnh- CLB trân trọng  mời đại diện Ban liên lạc đồng đội trung đoàn 27 Triệu hải tại Hà Tĩnh :
-  Ông  Nguyễn Doãn Phương – Trưởng Ban liên lạc đồng đội trung đoàn 27 Triệu Hải tại Hà Tĩnh  - ĐT 0975956237
               
 3/ Số lượng: tham gia đoàn từ thiện của CLB lần này dự kiến 50 thành viên là học sinh, sinh viên, CCB, giáo viên, công nhân, cán bộ nhà nước… được tập hợp trong đội ngũ tình nguyện viên của CLB “kết nối trái tim”
CLB trân trọng mời 3 CCB thuộc thế hệ từng trải qua chiến tranh, là những nhân chứng sống trong chiến trường Quảng Trị gồm:
- Nhà Báo, Nhà thơ: CCB Lê Bá Dương - tác giả bài thơ “Lời người bên sông” được tạc vào bia đá hai bờ sông Thạch Hãn
- Nhà thơ: CCB Đặng Ngọc Thăng - Phó chủ tịch Hội doanh nhân Nghệ Tĩnh tại thành phố Hồ Chí Minh - tác giả bài thơ “Dặn con” 
- CCB – Lê Văn Thành Trung đoàn 27 Triệu Hải anh hùng

4/ Thời gian: dự kiến 4 ngày từ 12/7 đến 15/7/2012

B
NỘI DUNG – ĐỊA ĐIỂM VÀ LỊCH CHƯƠNG TRÌNH

Ngày 12/7 
5giờ 15’: Xuất phát tại Chung Cư 15-17 Ngọc Khánh, Hà Nội
Lộ trình: Hà Nội – Ngã Ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh ) cự ly 340km, trên đường đi các bác CCB sẽ chia sẻ với các tình nguyện viên trong đoàn những ký ức về cuộc chiến tranh đã qua và 81 ngày đêm tàn khốc trên chiến trường Thành Cổ Quảng Trị, giới thiệu những bài thơ tiêu biểu về Quảng Trị và về chương trình “Đưa quê hương vào cho đồng đội” của hội CCB trung đoàn 27 vừa tổ chức.  Ngoài ra đại diện CLB sẽ giới thiệu về các hoạt động từ thiện của CLB (có chiếu phim tư liệu) và giao lưu văn nghệ.
12 giờ: Tới khu di tích Ngã Ba Đồng Lộc - đại diện CCB Trung đoàn 27 tại Hà Tĩnh đón và hướng dẫn đoàn dừng nghỉ ăn trưa (suất ăn nguội chuẩn bị trước) tại khu rừng trồng gần khu di tích – kết hợp giới thiệu cách mắc võng của bộ đội thời chiến- sau khi hướng dẫn, có tổ chức thi và trao quà)
14 giờ : Thăm viếng các LS TNXP tại khu di tích Ngã Ba Đồng Lộc (chương trình do CCB Trung đoàn 27 tại Hà Tĩnh phối hợp với Ban quản lý di tích giới thiệu và tổ chức hành lễ)
15 giờ: Rời Ngã Ba Đồng Lộc về Đồng Hới  (cự ly 148 km)
18 giờ: Tới Đồng Hới – nhận phòng lưu trú và ăn tối theo kế hoạch của đoàn đã  liên hệ trước.
20 giờ: Sinh hoạt tập thể, các tình nguyện viên cùng nhau chia sẻ cảm nhận về những hoạt động đã diễn ra trong ngày.  Nhà thơ, nhà báo, CCB Lê Bá Dương và nhà thơ, CCB Thạch Cầu chia sẻ với các tình nguyện viên về quan niệm “Sống Đẹp và Giá trị sống”




1. KHỞI HÀNH


Đúng như lịch chương trình đã lên sẵn, tôi thức dậy lúc 4h30 sáng tại một khách sạn được bố trí sẵn dành cho khách mời. Chiều qua hai bác khách mời có sang chào tôi và ngõ lời xin lỗi vì cần phải nghỉ ngơi cho hành trình ngày mai.

Nhà báo Lê Bá Dương và Nhà thơ Thạch Cầu (Đặng Ngọc Thăng) đều là cựu chiến binh chiến trường Quảng Trị, đều gốc ở Nghệ An. Sau 1975, đi qua những năm tháng vào sinh ra tử, các anh trở về cuộc sống đời thường, chiến đấu trên một mặt trận khác, cũng đầy cam go: xây dựng gia đình, chăm lo sự nghiệp, vừa làm kinh tế vừa sáng tác và đóng góp phần mình, tùy theo khả năng cho đất nước. Nhà báo Lê Bá Dương hiện ở TP. Nha Trang, còn Nhà thơ Thạch Cầu (Đặng Ngọc Thăng) hiện đang phụ trách một doanh nghiệp ở Sài Gòn. Cả hai đều rất tâm huyết và luôn hướng về Quảng Trị, với nổi đau về đồng bào, đồng đội, biết bao người trai trẻ đã nằm lại vĩnh viễn trên mảnh đất thiêng liêng này, cho mặt đất bình yên, hoa trái lên xanh, cho dòng sông trong mát, thanh bình.

Đối với chương trình Hành hương Quảng Trị, cả hai anh đều rất tâm đắc từ giây phút đầu với tuổi trẻ của CLB. Các anh tận tâm, tận lực: sáng tác thơ, nhạc dành riêng cho CLB, vận động thân hữu các nơi ủng hộ tài vật cho chương trình, và nhất là tự nguyện làm thành viên tham gia hướng dẫn chương trình. Cả hai anh đều là người có tài, có đức, rất hấp dẫn với tuổi trẻ. Tính chất hòa đồng hiện rõ trong phong cách sống của các anh, đó là tinh chất hoạt bát, nhiệt tình, vui tươi của người lính năm xưa.

Chương trình hành hương chắc chắn hứa hẹn những điều hấp dẫn và tốt đẹp.

Đúng giờ quy định xe lăn bánh, gồm: 1 xe car lớn và 2 xe con tháp tùng, tất cả đoàn: 55 người.

Vì phải thức dậy sớm, nên Ban tổ chức thông báo cho các thành viên nghỉ ngơi, sau đó là bữa điểm tâm nhẹ trên xe.




Đoàn Hành hương tập trung tại Chung Cư 15-17 Ngọc Khánh, Hà Nội
chuẩn bị khởi hành





















Cảnh trí Nghệ An và Hà Tĩnh ven đường












2. GIAO LƯU KHÁCH MỜI







GIỚI THIỆU KHÁCH MỜI CỦA CLB







Chị Trương Tuyết Lan giới thiệu khách mời.

Kính thưa các vị khách mời, các anh, chị tháp tùng chuyến hành hương và các em thành viên, tình nguyện viên CLB kết Nối Trái Tim thân mến.

Chúng ta đã khởi hành chuyến hành hương, mở đầu chương trình giao lưu, tôi xin trân trọng giới thiệu với tất cả các bạn trong đoàn các vị khách mời đặc biệt.

Để chuẩn bị cho chuyến hành hương này, chúng tôi đã có chuyến đi tiền trạm để khảo sát thực tế cho việc xây dựng 5 ngôi nhà tình nghĩa và tìm kiếm các đối tượng để trao tặng các phần quà trị giá khác. Nhân đó, chúng tôi cũng tìm kiếm trên mạng những đơn vị và cá nhân từng có những hoạt động hướng về Quảng Trị để rút kinh nghiệm. Một sự tình cờ thú vị là nhờ đó chúng tôi đã tìm hiểu và liên lạc được với các bác cựu chiến binh từng có thành tích trong các hoạt động này. Điển hình là 2 bác cựu chiến binh: Đặng Ngọc Thăng và Lê Bá Dương, các bác là nhân chứng sống từng tham gia chiến trường Quảng Trị và 81 ngày đêm khốc liệt tại Thành Cổ Quảng Trị. Các bác còn là người khởi xướng cho chương trình: Thả hoa đăng trên sông Thạch Hãn để tưởng niệm các hương hồn liệt sĩ xả thân vì nước, mà nay đã trở thành lễ hội hàng tháng và thường niên cho cả nước hướng về Quảng Trị. Thành công gần đây nhất là chương trình: “Đem Quê Hương Vào Cho Đồng Đội”, gần 700 cựu chiến binh và gia đình liệt sĩ tham gia hành hương, và các bác còn đóng góp cho nhiều chương trình lợi ích thiết thực khác nữa.

Sau khi tìm hiểu kỷ các hoạt động của các bạn trẻ của CLB trên website: ketnoitraitim.net.vn, các bác tỏ ra quan tâm rất mực với các hoạt động nhân ái của thế hệ trẻ, không những ủng hộ về phương diện tinh thần mà còn kêu gọi, vận động các thân hữu của các bác ủng hộ tài vật cho chương trình từ thiện này. Ngoài ra, các bác còn đóng góp cho ban tổ chức bằng cách giúp đạo diễn chương trình, thuyết trình hướng dẫn các địa điểm hành hương và chính thức làm một thành viên đồng hành cùng CLB, hiện đang có mặt trong suốt chuyến đi này. Các bác có một “tấm lòng vàng”, tôi xin thay mặt CLB trân trọng ghi nhận và xin bày tỏ lòng biết ơn của CLB đối với các bác. Và một lần nữa xin ghi nhận công lao của các bác đã ủng hộ, đóng góp thiết thực, phần lớn quyết định cho sự thành công cho chuyến đi này. Tôi xin trân trọng giới thiệu các bác với toàn thể các bạn, sau đây các bác sẽ chính thức giao lưu với CLB chúng ta.






Nhà thơ Thạch Cầu - Đặng Ngọc Thăng

Email : dangthang262@gmail.com
Tel: 0918 100 989

http://thachcau.vnweblogs.com

Nhà báo Lê Bá Dương
Bút danh: Tư Lê - Lí Quảng Trịnh - Triệu Gio Cam - Lê Hiếu Giang
Một người lính Xứ Nghệ - Yêu Quảng Trị đến vô cùng
SỐNG NHƯ ĐANG SỐNG ở NHA TRANG
Email: lebaduong68@gmail.com
http://lebaduong.vnweblogs.com/



Thượng tọa Thích Chỉnh Tuệ (Tuệ Nhật Mặc Nhân)
TRUNG TÂM CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC MỸ THUẬT PG
SÀI GÒN VÀ HÀ NỘI - VIỆT NAM
294 NKKN, F.4, Q.3, SG
5 TÔ HIỆU, F. NGUYỄN TRÃI, Q. HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI
KHU SINH THÁI TÂM LINH VẠN PHÚC, THÔN ĐỒNG SÀI, PHÙ LÃNG, QUẾ VÕ, BẮC NINH
TEL: 0915. 270563

http://blog.yahoo.com/y/blog/post?articleId=856930



Anh Hữu Tú - Đài Truyền Hình Hà Nội


Anh Công - Đài Truyền Hình Hà Nội


THANH CHÚC - Phóng viên Báo Kiến Thức Gia Đình



Nhạc công Trương Chí Trân
Tel: 0904. 559255

GIỚI THIỆU 5 SÁNG LẬP VIÊN CLB KẾT NỐI TRÁI TIM





1- Hoàng Lan Chi, sinh ngày 31/3/1999. Học sinh trường THCS Giảng Võ.
  • Email: eeb_lanchi1999@yahoo.com.vn
  • Điện thoại: 0975731399


2- Hoàng Linh Chi. Học lớp 10 tại trường trung học phổ thông chuyên Ngoại Ngữ.
- Email: hlinhchi1996@yahoo.com.vn
- Facebook: Chi Hoang
- Điện thoại: 01632618315
(Lan Chi và Linh chi là hai chị em ruột)



3- Dương Thái Anh, học lớp 8A3 trường Hanoi Academy. Email: duongthaianh1998@yahoo.com
Nick Face Book: Duong Thai Anh
Sinh ngày: 17/11/1998
Số điện thoại:  09.66.88.88.88




4- Lê Quang Thái Sinh nhật: 27/3/1996
-          Điện Thoại: 0944585243
-          Facebook: www.facebook.com/MashimaroLeo
-          E-mail: lequangthai96@yahoo.com.vn





5- Ngô Thuỷ Tiên, hiện đang học lớp 10, tại trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ
  • Sinh ngày 13-06-1996.
  • Mình thích đọc truyện, chơi guitar, hát, vẽ, v..v...
  • Hồi trước mình có học múa 1 thời gian khá dài và đã đi biểu diễn ở Campuchia.
  • Mình có khả năng nói, mình thích học các môn ngoại ngữ ( tiếng Anh, tiếng Nhật ) và mình cũng có mong muốn được đi du học.

GIỚI THIỆU BAN CỐ VẤN CLB

Chị Trương Tuyết Lan , Cố vấn CLB, mẹ của cháu Thủy Tiên.


Chị Nguyễn Phương Lan, mẹ của hai cháu Lan Chi và Linh Chi.

Chị Thái Hồng Vân, mẹ của cháu Dương Thái Anh.



3. ĐẾN NGÃ BA ĐỒNG LỘC, HÀ TĨNH





















































NHÀ KHÁCH TẠI ĐỒNG HỚI - QUẢNG BÌNH





 PHỤ LỤC:
Hồi hướng Tâm linh:
Cầu nguyện cho hương linh liệt sỹ
và những người có công với nước, với dân

( Chủ lễ đọc)

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni
Hôm nay là ngày … tháng … năm …,
Từ khắp mọi miền đất nước, người người hội tụ về đây dự pháp hội uống nước nhớ nguồn, cùng kính cẩn thắp nén Tâm hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hi sinh trong các cuộc chiến tranh vệ quốc.
Kính xin Tam Bảo thường ở khắp mười phương,
- ,, ,, Đức Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni,
- ,, ,, Đức Phật Thế giới cực lạc A Di Đà,
- ,, ,, Đức Bồ Tát Đại bi Quán Thế Âm,
- ,, ,, Đức Bồ Tát Đại hiếu Mục Kiền Liên,
- ,, ,, Đức Bồ Tát Đại nguyện Địa Tạng Vương,
- ,, ,, Long thần thổ địa, Hội đồng Tâm linh các anh hùng liệt sỹ, Đức Tâm Tuệ Linh và các vị hộ pháp thường ở khắp mười phương
Tiếp dẫn cho hương linh các Anh hùng liệt sỹ, chiến sỹ trận vong, đồng bào tử nạn, được đến đạo tràng thính Pháp nghe Kinh, thọ tài ẩm thực, quy y Tam Bảo, phát Bồ Đề Tâm, sớm rõ đường lành, thoát khỏi bờ mê, trở về Bến Giác, siêu sanh cõi Phật an vui.

Hỡi hương linh các anh hùng liệt sỹ!
Lịch sử mấy nghìn năm giữ nước, trải bao lần khói lửa đao binh, giờ đây đất nước được thanh bình, ân huệ này có công của biết bao thế hệ, quên thân mình anh dũng hy sinh, hồn tử sỹ dệt thành hùng thiêng sông núi.
Kính triệu thỉnh Hương linh :
- Những liệt sỹ đã hy sinh từ những thời Hùng Vương dựng nước.
- Những liệt sỹ đã hy sinh từ thời Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê… :
- Những liệt sỹ đã hy sinh từ những trận thuỷ chiến Bạch Đằng.
- Những liệt sỹ đã hy sinh từ những trận ải Chi Lăng,
- Những liệt sỹ đã hy sinh từ những trận Chương Dương,Tây Kết, Hàm Tử.
- Những liệt sỹ đã hy sinh từ những trận Ngọc Hồi, Đống Đa, Rạch Gầm, Soài mút…
- Những liệt sỹ hi sinh vì nền Dân chủ cộng hoà.
- Những liệt sỹ đã hy sinh trong hầm sâu địch hậu,
- Những liệt sỹ đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai;
- Những liệt sỹ đã lấy thân mình làm giá súng;
- Những liệt sỹ đã lấy thân mình đè núi thép gai;
- Những liệt sỹ đã lấy thân mình chèn pháo,
- Những liệt sỹ đã hy sinh khi chở đò đưa bộ đội qua sông…
- Những liệt sỹ giao liên dùng máu để vẽ lộ trình, cho đồng đội an toàn trên đường ra chiến trận,
- Những liệt sỹ dùng thịt xương để đắp những cung đường, cho đoàn xe qua khắp nẻo Trường Sơn hay Ngã Ba Đồng Lộc,
- Những liệt sỹ đã hy sinh khi gánh cơm cho đồng đội, miếng cơm chiến hào trộn lẫn máu anh nuôi,
- Những liệt sỹ văn công ngã xuống, mà tiếng hát vẫn hào hùng trỗi dậy, mạnh hơn bom đạn quân thù,
- Những liệt sỹ quân y lấy thân mình che lửa đạn để cứu thương binh,
- Những liệt sỹ lái xe hiến thân làm mục tiêu dụ địch, để giữ bình yên cho cả quân đoàn,
- Những liệt sỹ phi công mà thịt xương nay đã hoá mây ngàn, để giữ mãi màu xanh cho bầu trời Tổ quốc,
- Những liệt sỹ Hải quân mà máu đào đã hoà cùng sóng nước đại dương, để giữ vững chủ quyền miền biên cương hải đảo,
- Những liệt sỹ đã hy sinh trong lao tù của giặc ngoại xâm: nào Sơn La, Hoả Lò, nào Tử ngục Chín Hầm, nào Khám Chí Hoà, Nào Côn Đảo hay nhà tù Phú Quốc…
- Những liệt sỹ an ninh ngã xuống để giữ bình yên cho từng góc phố, căn nhà,
- Những liệt sỹ cảm tử quân dự lễ truy điệu mình trước khi xuất kích,
- Những liệt sỹ tình báo ngày đêm âm thầm mạo hiểm trong trận tuyến quân thù, chịu hàm oan mà ngậm ngùi, hy sinh bi hùng, khổ nhục, cho đến nay vẫn chưa được truy phong,
- Những liệt sỹ bị giặc bắt kéo lê trên khắp nẻo đường, giọt máu đào tưới xuống để cho từng lùm cây tấc đất giờ đây bỗng hoá linh thiêng,
- Những liệt sỹ hy sinh ngay từ những ngày đầu kháng chiến, cho đến những liệt sỹ hy sinh đúng vào giời phút cả non sông ca khúc khải hoàn,
- Những liệt sỹ đã hy sinh giữa lúc còn đầu xanh tuổi trẻ, có những người chưa một mối tình riêng…
Có biết bao người ra đi với các tên cha mẹ đặt cho, nay mộ chí vẫn VÔ DANH và chấp nhận cái tên chung là ANH HùNG Liệt sỹ.
Nhiều liệt sỹ đã được vào nghĩa trang yên nghỉ, nhưng cũng còn biết bao đồng đội nắm xương vẫn gửi chốn sa trường.
Dẫu cho gia đình, thân nhân, đồng đội nhớ thương; đã và đang trở lại chiến trường xưa- nơi rừng sâu hay biên cương, hải đảo - để tìm di hài liệt sỹ; nhưng khó thay, trời đất mênh mang, bóng chim tăm cá, qua bao năm vật đổi sao dời, việc tìm thấy di hài trong ngày một ngày hai không phải dễ.

Nhớ ngày tiễn các anh đi, bùi ngùi mẹ dặn con đi cho chân cứng đá mềm, giặc yên con lại về với mẹ,
Người vợ trẻ rưng rưng bịn rịn, mỏi mắt từng giờ dõi bước chinh phu, dạ sắt gan vàng chờ ngày đoàn tụ,
Đứa con thơ miệng thơm mùi sữa, vẫy theo cha những ngón tay mềm, ngóng ngày mai lại cưỡi lưng cha nhún nhẩy “nhong nhong ngựa ông đã về…”
Các anh đi xẻ dọc Trường Sơn, mưa bom bão đạn chập trùng, sớm gió biển chiều mưa rừng gian khổ, máu trộn bùn non, dày bẹt gót áo sờn vai thấm lạnh, nhưng gan không núng chí chẳng mòn, sắt son lời thề quyết tử, cho Giang sơn Tổ quốc quyết sinh.
Rồi đến ngày đất nước tưng bừng trong màu cờ chiến thắng, non sông huy hoàng trong lễ hội Hoa đăng, thương nhớ thay, các anh ra đi mà chưa có ngày về.

Hỡi Chân linh các anh hùng liệt sỹ!
Dù hy sinh ở bất cứ đâu, bất kể chiến trường nào, hôm nay hãy về đây hạnh hưởng niềm tiếc thương của triệu triệu đồng bào.
Thương ơi! “Máu chảy ruột mềm”!
Đau đớn mấy cha già xót thương con trẻ, bóng chiều chạng vạng, lá vàng đau tiễn lá xanh, nâng niu tấm bằng Tổ Quốc ghi công đặt trang trọng trong từ đường gia tộc;
Thương biết mấy mẹ già như chuối chín cây, mắt mờ chân hạc, ngày ngày tựa cửa mỏi mòn, đặt tấm hình con bên cánh võng, mẹ ru da diết nỗi niềm;
Não nùng thay những người vợ trẻ, má thắm gót son, đêm đêm lẻ loi gối chiếc, hát mãi bài ca “Em vẫn đợi anh về”, nuôi con thờ chồng mà hoá đá vọng phu;
Xót thương thay những đứa con côi cút, chưa một lần được thấy mặt cha, chỉ nhớ được mùi hương mặn nồng từ manh áo cũ, vỗ về con đỡ nhớ những đêm dài, ngày giỗ tết chỉ được thấy bóng cha lung linh huyền ảo trên ban thờ nghi ngút khói hương…

Hỡi ơi!
Chẳng bút nào tả hết nỗi thương đau, các liệt sỹ đã chấp nhận hy sinh vì sự trường tồn Tổ quốc. Sự hy sinh vì nước vì dân thì không bao giờ chết được, vinh danh liệt sỹ vĩnh hằng rạng rỡ với non sông.
Dù kiếp sống vô thường ở trần gian ngắn ngủi, nhưng các liệt sỹ đã dùng máu xương để viết nên những trang sử bằng vàng, để nghìn đời sau vẫn ghi nhớ ơn sâu, để đình đài, từ đường, miếu mạo, lòng dân mãi mãi tôn thờ, bát tiết tứ thời khói hương kính lễ.
Những người cha nước mắt chảy vào trong, đèn khuya lụi hụi, bóng in hiu hắt phiêu diêu, lần giở lại từng dòng thư cũ, mà bâng khuâng nhớ khuôn mặt thuở nào.
Những người mẹ vẫn à ơi bên cánh võng, gửi các con lời ru dịu ngọt, làm mát cả trưa hè.
Những người yêu gửi các chị các anh nụ hôn chưa kịp nở, làn hương thầm nhuộm tím cả hoàng hôn.
Những người vợ thắp lên cả một bầu thương nhớ, làm bồi hồi, thổn thức cả màn đêm.
Những người con dâng lên cả một trời khát khao đau đáu, nỗi chờ mong da diết suốt cuộc đời.
Những đồng đội hái dâng lên cả một vườn thương cảm, làm bùi ngùi cả một cõi xa xăm…
….

Hôm nay lập đàn chẩn tế bạt độ kỳ siêu cho hương linh các anh hùng liệt sỹ, và những người có công với nước, với dân; xin gác lại những tháng năm khốc liệt, xin đừng khêu mãi lên ngọn lửa hận thù.
Đất nước ta đã độc lập tự do !
Sông Bến Hải không còn nhói đau chia cắt,
Đồn giặc- thép gai nay đã cuốn sạch rồi,
Căn hầm sâu không còn là nơi lánh ẩn,
Trời đất lại biếc xanh trong quốc độ thanh bình,
Trái tim hồng oanh liệt hy sinh đã hoá thành Hải Đăng, chiếu sáng rực đường mòn HCM lịch sử.
Cả non sông đồng tấu khúc Lưu Thuỷ - Hành Vân, cung tiễn các Hương linh về nơi Cực Lạc

Xin các vị hãy khởi Tâm Hoan Hỷ, độ lượng khoan dung cho những người do thời thế mà phải đứng trong trận tuyến kẻ thù; họ cũng chỉ là những nạn nhân bại trận, đã và đang phải nhận những bất hạnh do chính họ gieo nhân. Có những người đã tự nguyện trở lại chiến trường xưa để cùng tìm di hài liệt sỹ, và trong thẳm sâu của lương tri, họ muốn chuyển đến các liệt sỹ lời xin lỗi muộn màng để cầu mong được các chị các anh tha thứ.

Và cũng xin các anh hùng liệt sỹ hãy thứ tha cho những kẻ vô tình, đang ngất ngây tọa hưởng những tiện nghi vật chất đủ đầy- mà quên đi bao tổn thất, máu xương của đồng đội ngày nào - họ thật đáng thương vì đã ngộ nhận những giáo điều mù quáng, nên họ chẳng thể nào tin được dù xác thân của liệt sỹ mất đi nhưng Chân linh thì vẫn vĩnh hằng.

Hỡi Chân linh các anh hùng liệt sỹ !
Thịt xương đã vay của đất của trời, Sự hy sinh cho đồng loại có khác chi lá rụng về cội, Chân linh của các Anh hùng liệt sỹ đã kết thành khí thiêng sông núi, còn xác thân lại trở về với đất, với trời.
Thịt da các Anh hùng liệt sỹ lại hoá sinh thành những cánh hoa mơ nở trắng rừng Tây Bắc;
Lại vun bồi cho rừng cọ đồi chè ấm áp Trung du;
Cho cánh đồng quê nước bạc cơm vàng;
Cho Nội Duệ - Cầu Lim lại thướt tha điệu dân ca Quan Họ “người ơi người ở đừng về”;
Cho thành phố rợp trời hoa phượng đỏ, nơi khởi hành của những đoàn tàu không số, bến không tên giờ đã thành tên;
Cho Bảo Lộc, Thành Nam lại vang khúc Chầu Văn chiêu hồn u linh hư ảo, bồng bềnh bến nước Đò Quan;
Cho dòng sông Lam hiền hoà lại mượt mà câu hò Ví Dặm;
Cho dòng sông Nhật Lệ lại dặt dìu Mái đẩy hò khoan;
Cho nối lại lời thề nguyện ước của thiên tình ca trên bến Hiền Lương,
Cho miền Tây Nguyên ngút ngàn càfê chín đỏ; Sóc Bom Bo vang tiếng nhạc cụp cum;
Cho bát ngát dừa xiêm, làm dịu nắng trưa hè vùng Tam Quan – Bình Định;
Cho tiếng còi tàu lại thiết tha gợi nhớ, nơi Bác ra đi - đây bến Nhà Rồng;
Cho mái tóc mây duyên dáng bồi hồi, lại xao xuyến bóng dừa Trà Vinh, hay Bến Tre đồng khởi;
Cho rung rinh những trái xoài thơm, làm trù phú những khu vườn đất Củ Chi, Bến Nghé;
Cho vùng Tháp Mười trung kiên bất khuất, lại ngạt ngào hương sắc cả trời sen.
Cho Dải đất Phương Nam Thành Đồng Tổ Quốc - đứng mũi chịu sào, “đi trước về sau” trong đau thương lửa đạn - giờ lại ngân nga giọng ca Vọng cổ, khúc Cải Lương “Con sáo sang sông, con sáo sổ lồng…” lại bay bổng, dạt dào trên sóng nước Cửu Long…
……

Công sức của những người đang sống, quyện với máu xương của các Anh hùng liệt sỹ để đất nước này mãi mãi tươi xanh,
Cho những làng quê yên ả thanh bình,
Cho những phố phường phồn hoa đô hội,
Cho các em thơ mặc quần áo mới, tung tăng trong tiếng trống khai trường,
Cho những đêm hè ngào ngạt hương cau, có những cụ già ngồi bên đàn cháu, kể về chiến công của biết bao liệt sỹ, hào hùng như những trang cổ tích, chẳng khác chi chuyện diệt giặc Ân của Thánh Gióng năm nào.
…….
Hôm nay, thiết lễ đàn tràng cầu nguyện sự chứng minh của Mười phương Chư Phật, Chư Đại Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng, người người thắp nén Tâm hương, cùng hoa tươi quả ngọt từ khắp mọi miền đất nước, giao hoà với tấm lòng thơm thảo trong tình thương yêu bốn biển một nhà.
Xin phép thiêng hoá vô vi hữu, biến thiểu thành đa, kính thỉnh các hương linh Anh hùng liệt sỹ về đây chứng minh và cùng vinh hưởng.
Hỡi các Hương linh,
Khi sống đã hiếu trung, nay thác đi trong Tâm thức anh hùng, nguyện các đấng thiêng liêng, nguyện hùng thiêng sông núi, tấn phong các Anh hùng Liệt sỹ thành những phúc thần để trợ giúp cho những công trình ích nước, lợi dân.

“ Kính xin Tam Bảo thường ở khắp mười phương chứng minh và gia hộ, tiếp dẫn hương linh các Anh hùng liệt sỹ được siêu thăng về cõi Phật an vui “ ( đọc 3 lần )
(Biên soạn bởi : Liên hiệp khoa học công nghệ UIA, Viện Khoa học Hình sự – Bộ Công An,Trung tâm bảo trợ Văn hoá Kỹ thuật truyền thống)





PHÁP THOẠI:
ÂN NGHĨA ĐỜI NGƯỜI
TUỆ NHẬT MẶC NHÂN

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Hôm nay ngày 13
/7/1012, chúng ta tổ chức chuyến đi hướng về đáp đền ân nghĩa và ủy lạo từ thiện tại địa bàn 3 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị do tổ chức “CLB Kết Nối Trái Tim” chủ xướng. Ngoài việc trao tặng 5 ngôi nhà tình nghĩa, tao tặng các phần quà cho các gia đình liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng, các cháu học tốt gặp khó...chúng ta có chương trình đến các di tích lịch sử làm lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, vị quốc vong thân tại các nghĩa trang của các tỉnh nói trên.
Đây là dịp cho chúng ta hướng về Ân Nghĩa Đời Người. Nhớ ơn là một trong những tính chất đẹp của đời sống, người bình thường trong xã hội cần sống gìn giữ chuẩn mực đạo đức tối thiểu như vậy, huống hồ hạnh nguyện của người công dân trí thức lại càng phải kiên cố gìn giữ nhiều hơn. Nhớ ơn, hàm ơn, trả ơn là đạo đức của đời người. Người vô ơn không thể gọi là người trưởng thành được. Sự vô ơn là một trong những chướng ngại lớn, đó là nghiệp ác do ta tạo tác, nó hình thành rào cản cho quá trình xây dựng tư cách sống, cho sự rèn luyện học tập từ địa vị phàm phu lên thành kẻ trí. Nghiệp này không khéo gìn giữ sẽ làm cho chúng ta nhận chịu sự tủi hỗ, khổ báo và oan nghiệp suốt đời.
Trong giáo lý nhà Phật có giáo lý TỨ TRỌNG ÂN (Bốn Ơn Lớn): 1. Ơn Phật Thánh, Sư trưởng giáo dưỡng, 2. Ơn Cha mẹ sinh thành, 3. Ơn Quốc gia gìn giữ an ninh, hòa bình, 4. Ơn mọi loài chúng sinh làm nên sự sống.
1. Ơn Phật Thánh, Sư trưởng giáo dưỡng:
Đời người có hai loại mạng: Huệ mạng và Thân mạng. Huệ mạng: tiếp nhận sự truyền trao tâm linh và tu tập mà có. Thân mạng: nhờ tinh cha huyết mẹ và tổ tiên nhiều đời mà có. Dòng tâm linh hình thành từ chư Phật Quá khứ (vô thủy), Hiện tại và Vị lai (vô chung) thông qua cửa ngõ của chư Thánh đức và Sư trưởng truyền trao, giáo huấn cho mình. Sự thừa hưởng này là gia tài Phật pháp quý báu nhờ nghiệp lành tích tụ nhiều đời nay ta mới có cơ may nhận lãnh, không phải ai cũng có cơ duyên nhận lãnh được. Ơn này lớn lao không biết lấy gì so sánh cho bằng. Chúng ta chỉ biết hàm ơn này và nguyện trả đền bằng cách sống tinh tấn, chuyên tâm tu niệm hòng phát triển trí huệ dựa trên căn bản của Từ Bi Hỷ Xả để sống đời dâng hiến, phụng sự lợi ích chung của quần sanh.
2. Ơn Cha Mẹ sinh thành:
Cha Mẹ là cửa ngõ huyết thống, tức là cho ta thân mạng, thân sắc được đúc kết từ tổ tiên nhiều đời nhiều kiếp đến ngày nay. Phật giáo xem trọng được làm thân người, vì đây là cơ hội quý hiếm để chúng ta tạo tác nghiệp lành, gieo phúc báu mà thay đổi địa vị phàm phu thành Thánh trí, Thánh đức. Một mai bỏ thân xác này đi, trăm ngàn kiếp sau khó có lại được. Quá Khứ Thất Thế Phụ Mẫu: tức là nói tới Cha Mẹ bảy đời trong quá khứ, đồng nghĩa với tổ tiên huyết thống nhiều đời. Ta có thân xác nguyên vẹn, hoàn chỉnh hôm nay là nhờ ơn lớn này, nhiệm vụ của chúng ta là phải biết quý trọng thân xác để gìn giữ phát huy nó, bằng cách sống xứng đáng, khai thông nguồn mạch lành mạnh tốt đẹp, giảm thiểu thói hư tật xấu. Vì di sản của tổ tiên để lại trên thân sắc ta có cái tốt và có cái chưa tốt. Không gì đền ơn nặng này bằng chính phẩm chất đời sống thực tại của chúng ta: sống chân chính an lạc và có hạnh phúc thật sự, Cha Mẹ tổ tiên chỉ hoài vọng chúng ta đạt thành quả đó. Được như vậy chúng ta mới mong mang tổ tiên bên mình được, không thì chúng ta sẽ sống đời vong thân, mất gốc.
3. Ơn Quốc gia gìn giữ an ninh, hòa bình:
Ơn Chính quyền Quốc gia là một trong những ơn lớn. Để có một đất nước ổn định, an ninh và hòa bình thì đất nước đó phải có chính quyền vững mạnh, tốn hao biết bao công sức mới giữ gìn được.Thể chế chính trị nào cũng phải giữ gìn an ninh trật tự trước tiên mới tồn tại được. Đời sống nhiễu loạn là một bi kịch lớn của đất nước, chiến tranh là một tai họa, tổn hại về của cải vật chất và tổn hại đến nhân tâm, di chứng kéo dài làm tổn thương đến nhiều thế hệ. Chúng ta ý thức và hiểu biết về điều này, điều trước tiên là chúng ta rèn luyện tu tập, tập sống hòa bình với chính chúng ta, môi trường và với mọi người xung quanh. Chuyển hóa tính kỳ thị phân biệt và sự sợ hải, bạo động. Dù chiến tranh chấm dứt đã lâu nhưng vết thương lòng: do mất mác tang thương dẫn đến phân biệt đối xử, kỳ thị giai cấp, và nhất là tính tham lam ích kỷ, nạn tham nhũng, lạm quyền, hám lợi, ... vẫn còn trong xã hội chúng ta. Cách tốt nhất là hàm ơn lớn quốc gia, chúng ta nguyện sống đời hòa hiếu an vui, bảo vệ môi trường sống, xây dựng cộng đồng bằng con đường bình đẳng bác ái, tương thân, tương trợ, và thắp sáng ý thức yêu thương tôn trọng sự sống, cộng hưởng, cộng trụ.
4. Ơn mọi loài chúng sinh làm nên sự sống:
Sự sống là một mối liên kết hữu cơ và chặt chẽ, mọi thứ nương tựa nhau cùng tồn tại và phát triển. Không có loài nào độc lập mà tồn tại được. Mỗi cá thể đều chịu sự tác động và chi phối chung của biến đổi vũ trụ, xu hướng nhân sinh, không gian tâm thức, của cải vật chất của cộng đồng xã hội, ... Chúng ta nảy sinh tính tham lam ích kỷ, vụ lợi là do không ý thức và hiểu biết về nguyên tắc này: không cá thể nào do tự nhiên mà tồn tại được. Từ sinh hoạt, đi lại, ăn uống, nhu cầu vật chất, nhu cầu tâm linh, tình cảm, ... hàng ngàn thứ, chúng ta đều nhận hưởng từ cộng đồng xã hội, thiên nhiên, con người, mọi loài chúng sinh, đất đá, núi rừng, sông biển, ... Đó là sự liên hệ mầu nhiệm của sự sống.
Đôi khi tôi thể nhập tôi là cục đá ven đường, là chiếc lá rụng ven hồ, là tiếng chim hót, là ánh sao trời, ... viễn du cả triệu triệu năm rồi và vẫn còn tiếp diễn. Tôi yêu sự sống, tôi hàm ơn tất cả và tôi nguyện sống từng giây phút, sẻ chia với sự sống sinh sôi quanh mình. Tôi đến để làm đẹp thế giới, tô điểm đời bằng hương màu của lòng biết ơn vô bờ, của an nhiên tự tại, và của lòng bi mẫn bao dung.
Chúng ta phải thắp sáng thế giới bằng ngọn đèn của từ tâm, vị tha và ánh sáng của hiểu biết thực thi nhân nghĩa. Thế giới sẽ ngày càng long lanh đẹp hơn.




















































































Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét