6. Họa Sỹ Đặng Mậu Triết –
Người Vẽ Những Buồn
Vui Của Cuộc Sống
HS. ĐẶNG MẬU TRIẾT
Họa
sĩ Đặng Mậu Triết sinh ngày 8.12.1959 (Kỷ Hợi) tại Huế,
Quê
quán làng Bác Vọng Đông, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, TT – Huế
Sau
khi học xong chương trình trung học phổ thông trường cấp 3 Gia Hội-Huế, Đặng Mậu
Triết theo học trường Cao Đẳng Mỹ thuật Huế và tốt nghiệp vào năm 1984 rồi lên
nhận công tác tại phòng tuyên huấn trường Đại học Đà Lạt.
Hoạt
động mỹ thuật
Khung
cảnh trữ tình thơ mộng với đồi núi thiên nhiên thoáng đạt của miền đất cao
nguyên đã tạo điều kiện tốt cho công việc sáng tác của anh. Đặng Mậu Triết đã
có những thành công ban đầu khi vẽ tranh thủy mặc- loại hình nghệ thuật mà anh
yêu thích nhất.
Năm
1985, Đặng Mậu Triết đã tổ chức cuộc triển lãm cá nhân tại Hội Văn học Nghệ thuật
Lâm Đồng. Đây là một phòng tranh mà anh rất nhớ bởi lần đầu tiên, sau một thời
gian sống, làm việc từ một nơi xa quê nhà, anh lại thực hiện được những điều
anh hằng ấp ủ ước mơ từ thời đi học. Rồi cũng tại Đà Lạt, Đặng Mậu triết tiếp tục
mở thêm các cuộc triển lãm khác như: Triển lãm chung với Vi Quốc Hiệp, Nguyễn
Đăng Lộc, Phan Dũng (1986), triển lãm cá nhân tại Khu triển lãm Hòa Bình do Hội
VHNT Lâm Đồng, trường ĐH Đà Lạt phối hợp thực hiện (1987), triển lãm cá nhân tại
hội trường ĐH Đà Lạt (1988).
Nhớ
và nhìn lại những năm tháng cao nguyên xanh thông ngàn phố núi, có lẽ đây là
giai đoạn mà bút lực Đặng Mậu Triết sung mãn, giàu vốn sống, mang tính hoài niệm,
tạo dà cho sức bật dài lâu sau này, Đặng Mậu Triết bộc bạch : “ Tôi vẽ những gì
xảy ra trong cuộc sống, những gì mà tôi trân trọng và yêu thương, đó là những
vui buồn cuộc đời. Đó là tuổi thơ với bờ tre gió lộng, những niềm trắc ẩn cuộc
đời. Tôi thích một cái cái gì đó trí tuệ một chút…”
Sau
một thời gian dài lên xứ sở sưong mù rồi lang bạt kỳ hồ đó đây khắp chốn, năm
1995 Đặng Mậu Triết cùng với gia đình về lại Huế quê nhà. Ngày ngày anh giúp vợ
làm bánh bán để mưu sinh và tiếp tục vẽ tranh. Thành phố Huế lại tiếp truyền
cho Đặng Mậu Triết một nguồn sinh khí mới. Những cuộc lang thang một mình trên
phố hay nơi miền sóng nước Tam Giang. Những hội ngộ bạn bè tri âm chén thù chén
tạc. Những nắng rồi mưa xứ Huế bất chợt buồn, bất chợt vui… đã ươm vào tâm hồn
tình cảm anh những mạch nguồn sáng tạo mới.
Chí
thú sáng tác theo cảm hứng, Đặng Mậu Triết vẽ niềm vui khi buồn, vẽ cái buồn
khi vui. Tranh sơn dầu với những gam màu mạnh như đỏ, đen và xanh của Đặng Mậu
Triết trong giai đoạn này đã có mặt trong nhiều cuộc triển lãm chuyên đề,
Festival Huế, triển lãm khu vực, hai lần dự triển lãm tranh Quân đội toàn quốc…
Từ những cống hiến cho phong trào sáng tác mỹ thuật, Đặng Mậu Triết được kết nạp
vào Hội Mỹ Thuật Thừa Thiên Huế rồi Hội Mỹ Thuật Việt Nam, anh còn là chủ nhiệm
Câu lạc bộ Mỹ Thuật của Nhà Văn hóa Huế một thời gian.
Năm
2004, nhân dịp vào dự trại sáng tác tại Vũng Tàu, Đặng Mậu Triết đã cùng một
vài văn nghệ sĩ Huế tự tổ chức ra thăm Côn Đảo, nơi một thời nổi danh là “địa
ngục trần gian”. Trước vẻ đẹp hùng vĩ của biển trời Côn Đảo, trước những chứng
tích anh hùng, bất khuất của lớp lớp tù nhân nhiều thế hệ đấu tranh giữ nước
trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ; đấu tranh phản
kháng ngục tù hà khắc, dã man của Mỹ và chế độ bù nhìn Sài Gòn, Đặng Mậu Triết
đã xúc động ký họa trên 20 bức tranh chuyên đề Côn Đảo.
Bức
sơn dầu “ Về phía trời xanh” vẽ về Côn Đảo, trước khi anh tặng Bảo tàng Quân
khu 7 đã được Hội Mỹ Thuât Thừa Thiên Huế tặng giải thưởng tác phẩm xuất sắc
năm 2007. Một bức tranh sơn dầu khác có tên “Bất Khuất” vẽ từ Côn Đảo cũng được
anh tặng Bảo tàng Lịch sử Quân đội Việt Nam. Các tác phẩm ký họa này đã được in
chung với thơ viết trong nhà tù Côn Đảo trước 1975 của Võ Quê do Nhà Xuất bản
Văn Học ấn hành vào năm 2011.
Trong
những ngày tháng năm ngập tràn hoa nắng, trong không khí tưng bừng, sôi nổi, hứng
khởi của nhân dân huyện Quảng Điền thực hiện chương trình “Lễ hội sóng nước Tam
Giang” chào mừng ”Năm du lịch quốc gia Duyên Hải Bắc Trung bộ – Huế 2012”, họa
sĩ Đặng Mậu Triết đã rất hạnh phúc khi trở về quê hương bằng cuộc triển lãm mỹ
thuật được vẽ từ hình ảnh của chính quê hương mình: “Phong cảnh Tam Giang”.
Phòng tranh đã được khai mạc vào ngày 16.5.2012 và kéo dài đến ngày 22.5.2012.
Đây là lần đầu tiên ở Thừa Thiên Huế có phòng tranh sơn dầu được đưa về triển
lãm ở một huyện nông ngư nghiệp mà công chúng thưởng ngoạn là đông đảo bà con
nông dân, ngư dân vùng đầm phá.
Đằm
thắm, thuần khiết một tình yêu chân thật hướng về chốn thôn trang, dân dã; ấp ủ,
nâng niu từng khoảnh khắc sống của quá khứ đẹp và hiền cùng những hồi ức thời
xanh dạt dào sóng nước vùng đầm phá, họa sĩ Đặng Mậu Triết đã chuyển tải mối đồng
cảm, đồng điệu lắng sâu của tâm hồn lên từng mảng màu, đường nét lung linh ý và
tình. Các tác phẩm mỹ thuật sơn dầu được trưng bày trong phòng tranh “Phong cảnh
Tam Giang” đánh số từ 1 đến 40 đã cùng gợi lên một tứ chung: Ở vùng phá Tam
Giang, cuộc sống luôn sinh động, phong phú với bốn mùa thiên nhiên buồn vui, và
trong một không gian mênh mông, bao la chim trời cá nước, nhịp đời thường của
người dân nơi đây vẫn không ngừng mở ra những trang đời mới lạc quan, hạnh phúc
khi họ đã biết vượt lên nhiều nỗi khó khăn, vất vả trong cuộc mưu sinh cũng như
sự nhọc nhằn, gian truân khắc nghiệt của thời tiết, mùa bão lụt…
Theo
họa sĩ Đặng Mậu Triết: “Được sáng tác về quê hương – nơi mình sinh ra, khôn lớn,
trưởng thành; được ra mắt bà con quê hương Quảng Điền những tác phẩm của chính
mình là điều tâm nguyện tôi hằng nung nấu, ước mơ và mong có dịp để thực hiện.
Từ cuộc triển lãm “Xuân về trên phá Tam Giang” chào mừng xuân Nhâm Thìn (2012)
tại tạp chí Sông Hương (diễn đàn Văn hóa, Văn học Nghệ thuật của Liên Hiệp Các
Hội Văn Học Nghệ Thuật Thừa Thiên Huế) đến phòng tranh “Phong cảnh Tam Giang” tại
Quảng Điền tôi muốn nói lên rằng bà con cư dân, ngư dân Tam Giang không bao giờ
đơn độc.
Họ
và cảnh quan nhiên nhiên đất trời sóng nước cùng những sinh hoạt đời thường là
tác nhân hoàn thiện, là ngọn nguồn sáng tạo cho nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật
đã và đang được hình thành. Tôi tin và mong bà con cư dân nơi đây cũng sẽ bắt gặp
hình ảnh mình trong những bức tranh tôi vẽ. Nội dung, sắc màu, phối cảnh… từ
các tác phẩm này đang nhắc nhở tôi hãy biết trân trọng, yêu mến từng cành cây,
ngọn cỏ, nhịp cầu, dòng sông, con đò, từng con người Quảng Điền, Tam Giang thiết
thân nên nghĩa, nên tình!”
Hiện
nay, số lượng tranh của Đặng Mậu Triết được mua đã lên trên con số trăm và từ
những năm qua, tranh anh đã có trong các sưu tập trong nước như Bảo tàng Miền
Đông Nam bộ (2009), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (2010), Hội Mỹ Thuật Việt
Nam (2011) và ở nước ngoài: Hà Lan, Pháp, Mỹ, Canda, Đức… Hiện nay, tại phố cổ
Hội An, đang có một gallery chỉ chuyên trưng bày và bán tranh Đặng Mậu Triết.
Nhờ
sự miệt mài, say mê sáng tạo, tích cực tham gia vào các cuộc liên hoan mỹ thuật
mà họa sĩ Đặng Mậu Triết đã nhận được giải thưởng của Câu Lạc Bộ Mỹ Thuật Thành
phố Huế (2002), giải thưởng Ủy Ban Toàn Quốc Liên Hiệp Các Hội Văn Học Nghệ Thuật
Việt Nam (2005), giải thưởng tác phẩm xuất sắc của Hội Mỹ Thuật Thừa Thiên Huế
(2007), giải B Khu vực Bắc Miền Trung (2011).
1 tác
phẩm ĐẶNG MẬU TRIẾT gửi tham gia triển lãm gồm 4 bức:
1)
Tranh chủ đề: Lối
thoát 1:
-
Kích cở: 100 cm x 100cm - Chất liệu: Acrylic
-
Trị giá : 1.500 USD
- Ủng hộ từ thiện: 50%
2)
Tranh chủ đề: Lối
thoát 2:
-
Kích cở: 100 cm x 100cm - Chất liệu: Acrylic
-
Trị giá : 1.500
USD - Ủng hộ từ thiện: 50%
3)
Tranh chủ đề: Lối
thoát 3:
-
Kích cở: 100 cm x 100cm - Chất liệu: Acrylic
-
Trị giá : 1.500
USD - Ủng hộ từ thiện: 50%
4)
Tranh chủ đề: Lối
thoát 4:
-
Kích cở: 100 cm x 100cm - Chất liệu: Acrylic
-
Trị giá : 1.500
USD - Ủng hộ từ thiện: 50%
LỐI THOÁT 1 -. ĐẶNG MẬU TRIẾT
LỐI THOÁT 2 -. ĐẶNG MẬU TRIẾT
LỐI THOÁT 3 -. ĐẶNG MẬU TRIẾT
LỐI THOÁT 4 -. ĐẶNG MẬU TRIẾT
TỪ TRÁI SANG: TNMN, HS. ĐẶNG MẬU TỰU, HS. ĐẶNG MẬU TRIẾT
TẠI LIÊN HIỆP HỘI VHNT TT - HUẾ - 26. LÊ LỢI, TP. HUẾ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét