2. Họa sĩ Lê Xuân
Chiểu – Bút hiệu: Xuân Chiểu
Hoạt động mỹ thuật
Họa
sĩ : Xuân Chiểu
Sinh
1956 Hà Nội – Việt Nam
Tốt
nghiệp Đại học Mỹ Thuật Việt Nam
Thạc
sĩ Mỹ thuật
Giảng
viên Trường Đại học mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Hội
viên Hội Mỹ thuật Việt Nam
Hội
viên Hội Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Đã
triển lãm trong và ngoài nước :
-
Triển lãm Mỹ thuật Toàn Quốc : 1976.1985. 1990. 2000 . 2005. 2010
-
Triển lãm nhóm và cá nhân : 43 lần từ năm 1976 đến 12-2012
-
Triển lãm nước ngoài : CHLB Đức 1980. Angiery 1985 . Thái Lan 2002, 2010 . Hàn
Quốc 2006 . Trung Quốc 2006
Giải
thưởng :
-
Giải thưởng khu vực Hội Mỹ thuật Việt Nam : 1997,1998,1999,2002, 2004 , 2006,
2007, 2013
-
Giải thưởng Nguyễn Trãi của Hội Văn học Nghệ thuật Hà Tây 1998
-
Bằng khen danh dự của Philip Morris Asia các năm : 1997, 1998, 1999
Có
tranh trong sưu tập trong nước :
-
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
-
Bảo Tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
-
Bảo tàng Mỹ thuật Okinawa- Nhật Bản
Có
tranh sưu tập cá nhân trong và ngoài nước : Pháp , Mỹ , Đức , Angiery , Hà Lan
, Hàn Quốc , Nhật Bản Thái Lan , Singapo, Inđônesia , Malaysia ..v.v
Xưởng
vẽ : 99c/31 Đường Cộng Hòa , F. 4 , Q. Tân Bình , Tp HCM
Điện
thoại / Fax : ( 84 ) 08 38119178 . Di động : ( 84 ) 0908 015 097
Email
: xuanchieule@yahoo.com.vn
.
2 tác
phẩm XUÂN CHIỂU gửi tham gia triển lãm:
1)
Tranh chủ đề: Hội
Chùa Thầy (1991):
-
Kích cở: 43 cm x 48cm - Chất liệu: Khắc gỗ
-
Trị giá : 10.500.000
VNĐ - Ủng hộ từ thiện: 50%
2)
Tranh chủ đề: Lễ
Phật: (BÁN ĐẤU GIÁ)
-
Kích cở: 60 cm x 80cm - Chất liệu: Sơn mài
-
Giá khởi điểm: 30.200.000
VNĐ - Ủng hộ từ thiện: 50%
CẢM TƯỞNG VỀ BỨC TRANH HỘI CHÙA THÀY
Chùa Thầy là ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây nam, tên Nôm là núi Thầy. Chùa được gọi là chùa Thầy. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý. Đây là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, vị sư thế hệ thứ 12 thuộc dòng Thiền Ti-ni-đa-lưu-chi . có thời kỳ núi Thầy còn gọi là núi Phật tích. Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì (ao Rồng). Sân có hàm rồng. phía trước chùa có hai cầu là Nhật tiên kiều và Nguyệt tiên kiều nối sang hai bên, tạo thành hai râu rồng. Hai cầu này do Phùng Khắc Khoan xây vào năm 1602. Cầu Nhật Tiên nối sang một hòn đảo nhỏ, trên đảo có đền thờ Tam phủ. Cầu Nguyệt Tiên nối vào đường lên núi. Giữa ao Long Chiểu có thủy đình là viên ngọc giữa miệng rồng. Đây cũng là nơi nơi biểu diễn múa rối nước. Từ Đạo Hạnh được cho là ông tổ của hình thức biểu diễn dân gian này. Có một hệ thống chùa trên núi như chùa Cao ( Đỉnh Sơn Tự) . Có chợ Trời với nhiều tảng đá hình bàn ghế, kệ bày hàng, ly rượu… trong đó có một phiến đá nhẵn lì được gọi là bàn cờ tiên. Đền Thượng có hang bụt mọc . phía dưới có hang Cắc Cớ . Quanh núi Thầy, ngoài chùa Thầy còn có cả một cụm kiến trúc Phật giáo được xây dựng trong những khoảng thời gian khác nhau. Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịch hàng năm.Vẻ đẹp của của chùa Thày được Chúa Trịnh Căn tả qua bài ký của ông ghi trên vách núi được ví "như viên ngọc nổi lên giữa đám sỏi đá, rạng vẻ xuân tươi khắp cả bốn mùa. Động trên hệt như cõi thanh hư, bên vách còn in mây ráng. Ao rồng thông sang bến siêu độ, cầu tiên Nhật Nguyệt đôi vầng. Hình tựa bình phong, sông như dải lụa". chính vẻ đẹp của cụm Chùa Thầy như vậy đã gây cảm xúc cho tôi ( Họa sĩ Xuân Chiểu ) khi vẽ bức tranh “ Hội Chùa Thầy”với khuôn khổ 40x60cm và tôi chọn chất liệu khắc gỗ in trên giấy , tranh dược sáng tác 1991.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét